Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnNhà hàng Nhật Bản đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người Việt Nam ngày nay yêu thích. Thực khách đến với nhà hàng không những được thưởng thức các món ăn ngon của xứ sở hoa anh đào, mà còn được đắm chìm vào không gian. Phong cách Nhật Bản có những “nét riêng’ thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng. Dưới đây là 3 nguyên tắc thiết kế nhà hàng kiểu Nhật độc lạ và bắt mắt.
Nguyên tắc thiết kế nhà hàng kiểu Nhật
Thiết kế nhà hàng kiểu Nhật
Không gian tiêu chuẩn của nhà hàng là phải gọn gàng, ngăn nắp bởi đây là một trong những tính cách chủ đạo của người Nhật Bản. Để thiết kế một không gian đậm chất xứ sở mặt trời mọc, nội ngoại thất, cách trang trí phải được thiết kế tối giản, cổ điển và tiện nghi nhất có thể. Từ việc lựa chọn màu sắc chủ đạo đến việc bố trí nội thất trong phòng, thiết kế cửa sổ hoặc cửa ra vào đều được tính toán chi li để không gian trông rộng rãi và tự nhiên nhất.
Người Nhật rất yêu và tôn thờ thiên nhiên, và điều này ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách thiết kế của họ. Để tạo ra sự hài hòa giữa phong cách cách sống với thiên nhiên, các kiến trúc sư khi xây dựng nhà hàng đã khéo léo đưa những yếu tố như gỗ, tre vào thiết kế nhà hàng Nhật. Ngoài ra, không gian nhà hàng còn được trang hoàng bởi những cây cảnh được cắt tỉa đậm chất nghệ thuật. Điều này giúp cho nhà trở thành một nơi thư giãn lý tưởng, phù hợp cho những bữa ăn gia đình và đối tác.
Cùng với đó, một số thiết kế nhà hàng kiểu Nhật Bản chú trọng sự riêng tư. Vì vậy, khi xây dựng không gian, chủ nhà hàng hay ưu tiên dựng các phòng ăn riêng biệt cho từng nhóm khách. Thiết kế không gian như vậy rất phù hợp với những bữa cơm thân mật bên gia đình.
Xem thêm: 5 kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt cho học sinh
Phong cách Nhật Bản rất chú trọng đến yếu tố màu sắc. Những gam màu phổ biến nhất được sử dụng để phối màu cho không gian và nội thất đều rất nhẹ nhàng tạo cảm giác dễ chịu như màu gỗ nhạt, màu nâu, màu kem,... Không nổi bật, không màu mè và tốn kém, nhưng phong cách nhà hàng Nhật Bản luôn để lại cho thực khách những cảm giác thật sự thư thái, yên bình.
Phong cách Nhật Bản trong thiết kế
Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên một gam màu thống nhất cho không gian nhà hàng. Rất nhiều nhà hàng Nhật sử dụng ánh đèn vàng để tạo không gian ấm áp, cổ điển. Ngoài ra để tăng sự linh hoạt, trẻ trung cũng có không ít nhà hàng khéo léo kết hợp thêm nguồn sáng trắng.
Xem thêm: Phần mềm quản lý Bar - Cafe - Nhà hàng
Thiết kế nhà hàng kiểu Nhật áp dụng nhiều phong cách khác nhau, từ giản dị đến sang trọng, tuy nhiên tất cả đều có điểm trung là cần yếu tố trang trí.
Theo văn hóa người Nhật, họ thường dùng rèm Noren truyền thống để trang hoàng cho cửa ra vào của nhà hàng. Chất liệu vải tự nhiên kết hợp với những họa tiết nghệ thuật tinh tế sẽ là điểm nổi bật cho nhà hàng.
Còn trong phòng ăn, không khó để nhận ra nhà hàng nào cũng sở hữu những bức tranh truyền thống treo tường. Tùy vào từng phong cách do người chủ nhà hàng lựa chọn mà những bức tranh treo tường có nội dung phong phú khác nhau như thủy mặc, dân gian cuộc sống hay cá chép ăn trăng,... Tính nghệ thuật từ những bức tranh tạo nên một không gian nhà hàng đẹp đúng nghĩa.
Cùng với đó, nhà hàng Nhật Bản thường sử dụng đèn lồng để chiếu sáng cũng như trang trí cho căn phòng. Vẻ đẹp ấm áp, dễ chịu tỏa ra từ những chiếc lồng đèn mang nhiều màu sắc, hoa văn ấn tượng sẽ là một điểm gây ấn tượng mạnh mẽ cho thực khách.
Ngoài ra, nhà hàng không thể thiếu những chậu cây bonsai được uốn tỉa một cách khéo léo và tỉ mỉ góp phần tạo ra một không gian tự nhiên và hài hòa nhất.
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.