Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnCó bao giờ bạn tự hỏi tại sao bạn kinh doanh mãi mà không phát triển được, quy mô nhà hàng lẫn lợi nhuận đều không có sự tăng trưởng và có xu hướng tụt giảm nghiêm trọng. Có thể là do bạn đã kinh doanh nhà hàng không thực sự đúng đắn hay bởi một vài lý do khác. Qua bài viết này KiotViet sẽ giải đáp hết thắc mắc của bạn.
4 nguyên nhân khiến kế hoạch phát triển kinh doanh nhà hàng thất bại
Sợi dây xích kìm hãm sự phát triển của nhà hàng là sự thiếu đa dạng. Các món ăn hay chất lượng phục vụ của nhà hàng bạn đều dễ thấy tại nhiều đối thủ tương tự trong khu vực. Vì thế, bạn sẽ không có bất cứ lợi thế kinh doanh nào so với các nhà hàng khác. Lúc này nhà hàng của bạn chỉ là một lựa chọn nhỏ và nhạt nhòa trong tâm trí thực khách.
Lúc này, nếu muốn bứt phá và phát triển thịnh vượng trong kinh doanh nhà hàng thì bạn phải tạo được “nét” riêng cho mình. Bạn có thể thay đổi món ăn đa dạng và khác biệt bằng cách mua những công thức tẩm ướp từ những chuyên gia ẩm thực nước ngoài để về truyền dạy lại cho các đầu bếp của nhà hàng. Cùng với đó, bạn nên xây dựng một không gian ẩm thực được thiết kế độc đáo, sáng tạo theo ý tưởng của riêng mình nhằm làm nổi bật hơn so với đối thủ.
Đây sẽ là những rào cản kinh doanh khiến các đối thủ khó mà sao chép, bắt chước để cạnh tranh chung với mình.
Xác định sai điểm mạnh điểm yếu
Trong kinh doanh chắc hẳn các bạn đã nghe đến công thức SWOT dùng để xác định những điểm mạnh, điểm yếu của nhà hàng để từ đó có kế hoạch phát triển một cách đúng đắn nhất. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn mắc sai lầm trong khâu xác định lợi thế cạnh tranh, dẫn đến định hướng phát triển nhà hàng bị sai ngay từ đầu.
Chẳng hạn như, bạn tự tin về công thức nấu ăn của nhà hàng khác biệt và không có bên nào bắt chước được nhưng thực chất khách hàng muốn ở bạn lại là đồ ăn của bạn có tươi không, có đảm bảo không,... Do vậy, với trường hợp này điểm riêng biệt của bạn không được coi là một thế mạnh.
Để xác định đúng điểm mạnh điểm yếu của nhà hàng, cách tốt nhất là bạn nên đi từ nhu cầu của khách hàng. Luôn đặt ra câu hỏi là tại sao khách hàng thích ăn cửa hàng của bạn vì lý do gì? Đó là giá cả? dịch vụ? sự tiện lợi? thiết kế không gian? Bởi sự cảm nhận của thực khách về nhà hàng chính là cơ sở chính xác nhất giúp bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Sai lầm lớn nhất trong kinh doanh nhà hàng chính là bạn đầu tư mọi thứ quá cảm tính mà không bám sát thực tế. Điều này không giúp hàng kinh doanh hiệu quả mà còn khiến bạn tốn tiền vô ích. Trước khi đầu tư bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng xem nhà hàng của mình đang bán hàng như nào? Lượng khách hàng đã đủ lớn để mở thêm chi nhánh? Thương hiệu đã có độ phủ rộng hay chưa?...
Cùng với đó các nhà hàng cũng thường mắc sai lầm khi quá rụt rè đầu tư vì sợ mất tiền. Khi nhà hàng đã kinh doanh tốt một thời gian và đang có dầu hiệu chững lại thì bước tiếp theo của bạn là phải đầu tư thêm để nó tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, vì quá lo sợ những khoản rủi ro nên bạn đã không đầu tư hoặc đầu tư rất ít. Hậu quả dễ thấy là sau một thời gian doanh thu của nhà hàng sẽ dần bị tụt dốc.
Thức ăn chỉ là một yếu tổ giúp khách hài lòng cửa hàng còn thái độ phục vụ sẽ là nguyên do khiến họ có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đến thưởng thức tại nhà hàng của bạn. Vì vậy, nếu như nhà hàng sở hữu đội ngũ nhân viên có tỏ thái độ không tận tâm, thiếu chuyên nghiệp trong quá trình phụ vụ,... thì khách hàng sẽ "một đi không trở lại". Chính vì thế, bạn cần lựa chọn nhân viên kỹ càng, tổ chức các buổi đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và cách ứng xử nhằm đem đến trải nghiệm phục vụ tốt nhất cho các "thượng đế".
Lý do lớn nhất kìm hãm sự thành công của nhà hàng là không có phương quản lý hiệu quả. Đôi khi bạn có tiềm lực tài chính để mở rộng quy mô nhà hàng nhưng quy trình quản lý của bạn không “gánh” nổi khối lượng đầu việc mới cần kiểm soát. Kết quả, hiệu suất bán hàng nhà hàng bị chững lại và trượt dốc thảm hại trong thời gian dài.
Vì vậy bạn hãy xây dựng cho nhà hàng của mình một quy trình quản lý đơn giản, khoa học, dễ nắm bắt và hơn hết là phải có tính chuyên nghiệp. Đồng nghĩa với việc quản lý doanh thu, chi phí, công nợ, nhân viên,... đến khâu nhập, xuất nguyên liệu, kiểm soát kho hàng,... và cuối cùng là bán hàng đều được tóm gọn trên một hệ thống duy nhất. Và phần mềm quản lý nhà hàng hoàn toàn có thể đáp ứng rất tốt điều này. Với công nghệ quản lý bạn sẽ yên tâm hơn trên con đường gây dựng nhà hàng ngày càng vững mạnh của mình.
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.