Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnHình ảnh đồ ăn, thức uống rất quan trọng khi kinh doanh F&B. Đây là điều gây ấn tượng với khách hàng đầu tiên khi họ nhìn thấy thương hiệu của bạn và quyết định có dùng bữa, trải nghiệm hay không. Nhất là trong thời buổi hiện nay, những bức ảnh ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Vậy làm thế nào để chụp được những bức ảnh đồ ăn trông “ngon mắt”? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của KiotViet.
Cho dù quán của bạn có những món ăn thật ngon, đồ uống thật tâm đắc, nhưng không ai biết đến nó cả thì thật đáng tiếc. Những bức ảnh là thông điệp giao tiếp, kết nối sản phẩm của bạn với khách hàng. Người ta thường nói: “ăn bằng mắt”, nên muốn thu hút khách hàng, hãy gây ấn tượng với họ bằng những bức ảnh đồ ăn ngon.
Hình chụp món ăn xuất hiện rất nhiều trong các ấn phẩm từ online đến offline tại cửa hàng như: hình minh họa món ăn trong menu, hình trang trí, decor quán, hình ảnh trong bài đăng trên Facebook, Instagram,...
Hình ảnh món ăn cũng rất quan trọng khi bạn muốn chạy các chương trình khuyến mãi cho đồ ăn, đồ uống cụ thể, khách hàng sẽ dễ hình dung combo món ăn cụ thể là gì để dễ dàng lựa chọn.
Một bài viết thật hay trên Facebook mô tả bằng món ăn cũng không hiệu quả bằng một bức hình chụp đồ ăn hấp dẫn và được đăng tải vào “khung giờ vàng” hút khách như giờ ăn trưa và giờ ăn tối. Vậy nên khi kinh doanh F&B hãy chú trọng đầu tư về hình ảnh đồ ăn, đồ uống để thu hút khách hàng hiệu quả hơn nhé.
Chụp ảnh món ăn không phải chỉ cần bấm máy chụp lại là xong. Đó chính là lý do tại sao các Food Stylist lại cần thiết đối với ngành F&B đến thế. Những bức ảnh đồ ăn, đồ uống đạt tiêu chuẩn để quảng cáo cần hội tụ rất nhiều yếu tố và kỹ năng: kỹ năng sắp xếp, bài trí món ăn, bố cục khung hình, kỹ năng sử dụng ánh sáng, lựa chọn góc chụp,...
Nếu không muốn đầu tư quá nhiều chi phí để thuê Food Stylist riêng, các chủ quán có thể tự chụp ảnh với những mẹo hữu ích dưới đây.
Trước khi bắt đầu chụp ảnh đồ ăn, hãy tự hỏi, món ăn này đặc biệt ở điểm nào, nguyên liệu chính là gì, góc nhìn nào khiến nguyên liệu đó nổi bật nhất và điều chỉnh ánh sáng và góc chụp theo nó.
Ví dụ: Bạn muốn chụp món ăn với nguyên liệu chính là thịt bò nướng, hãy tìm ra điểm ngon mắt nhất của miếng thịt trên đĩa ăn với ánh sáng nổi bật và chụp nó, món ăn sẽ trở nên ngon mắt hơn.
Để có bức ảnh đẹp nhất, lời khuyên cho bạn là nên sử dụng ánh sáng tự nhiên. Theo Nicolas Ghirlando - Food Stylist người Anh, bạn nên chụp đồ ăn bên cạnh cửa sổ có ánh sáng khuếch tán. Ánh nắng gay gắt sẽ tạo bóng đậm còn ánh đèn trong phòng sẽ làm món ăn có màu rất tệ. Hãy cố chụp tự nhiên nhất có thể và phản quang cho những vùng tối bằng vài tấm bảng trắng hay một tấm nhựa trắng.
Bức ảnh của bạn sẽ bị trừ điểm nếu Background quá xấu, quá bừa bộn và không được đầu tư đạo cụ chỉn chu. Về Background, bạn nên lựa chọn màu sắc tương phản với món ăn hoặc màu nhẹ nhàng, trung tính để đồ ăn không bị nhấn chìm. Background cũng cần được sắp xếp gọn gàng, tối giản với những đạo cụ cần thiết trang trí như: lọ hoa, lọ gia vị, rau củ, quả...phù hợp với món ăn, đồ uống.
Hãy sử dụng quy tắc "một phần ba" trong bố cục bức ảnh, tưởng tượng bức ảnh của bạn được chia thành 9 phần bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang, những điểm giao nhau của đường kẻ là "điểm vàng" thu hút ánh nhìn. Hãy căn đặt các phần quan trọng của bức ảnh ở đó.
Đồ ăn luôn có trạng thái tốt nhất khi vừa mới chế biến xong. Ví dụ như món phở, để chụp được bức ảnh đẹp nhất, hãy chụp khi đầu bếp vừa mang lên, khi đó thịt bò vẫn còn màu phớt hồng và bát phở còn nghi ngút khói, chắc chắn sự hấp dẫn sẽ được tăng lên đáng kể. Hay chụp rau xanh, nên chụp khi rau vừa cắt hoặc rửa xong sẽ ở trạng thái tươi mới nhất. Với các loại đồ uống, bạn nên chụp ngay khi đồ uống chưa tan đá sẽ giữ được chất lượng hình ảnh đẹp nhất.
Một vài chuyển động nhỏ trong bức ảnh sẽ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn. Khi chụp những bát mì, bún, phở, lấy đũa gắp một vài sợi mì sẽ giúp bức ảnh sinh động và hấp dẫn hơn. Các chủ quán cũng có thể tranh thủ chụp lại những khoảnh khắc nấu nướng trên bếp, động tác lắc chảo, đảo đồ ăn,...để khách hàng có thêm nhiều góc nhìn về món ăn trong quán.
Góc máy có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bức ảnh và món ăn được chụp. Lựa chọn góc máy chuẩn vừa giúp tôn lên vẻ đẹp của món ăn, vừa giúp bức ảnh trông dễ nhìn và vừa mắt hơn. Một số góc máy hay sử dụng khi chụp đồ ăn các bạn có thể tham khảo như: góc máy trực diện, góc từ trên xuống, góc máy lớn hơn 0 độ và nhỏ hơn 90 độ, vừa tầm mắt khi ngồi vào bàn ăn,...
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Rule of Thirds (quy tắc ⅓) là một nguyên tắc căn bản rất cần thiết khi sắp xếp chủ thể trong ảnh dù chụp ảnh ngang hay ảnh đứng. Khi bạn đặt chủ thể nơi các đường kẻ giao nhau thì sẽ tạo điểm nhấn mạnh cho chủ thể hơn đặt tại trung tâm của ảnh.
Để hướng sự tập trung của người xem vào món ăn, các Food Stylist cũng rất hay sử dụng đường dẫn như giọt nước, đôi đũa, dòng sốt mang lại hiệu ứng khá tốt, các chủ shop có thể thử nghiệm tip này ngay nhé.
Khi đã có một bức ảnh với bố cục ưng ý, đừng vội sử dụng ngay mà hãy xử lý hậu kỳ một chút bằng những phần mềm chỉnh ảnh đơn giản hiện nay. Thêm một chút màu sắc, độ sáng, làm nét,...để có thể giúp bức ảnh trở nên hoàn hảo hơn nhé.
Để có một bức ảnh đẹp, các bạn hãy thử áp dụng những tip trên đây nhé. Đọc thêm nhiều kiến thức kinh doanh hữu ích khác TẠI ĐÂY.
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.