Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnĐể định giá món ăn, đồ uống trong nhà hàng một cách hợp lý, mang về lợi nhuận cao, các chủ nhà hàng luôn có công thức tính giá cost cố định. Vậy giá cost là gì? Tính như thế nào để vừa có được lợi nhuận cao, vừa làm khách hàng thấy hợp lý, hãy cùng KiotViet tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giá cost là giá bán của món ăn, đồ uống trong nhà hàng và phụ thuộc bởi nhiều chi phí khác như: giá nguyên liệu, thuê nhân viên, chi phí quảng cáo, chi phí đầu tư dụng cụ,...
Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng mà mà giá cost có thể khác nhau. Tuy nhiên vẫn cần tính toán để phù hợp với khách hàng và tạo sự cạnh tranh với các nhà hàng trong cùng phân khúc.
- Định giá đồ ăn phù hợp với các tiêu chí: lợi nhuận, thị trường cạnh tranh, nguyên liệu đầu vào,...
- Kiểm soát được các loại chi phí trong cửa hàng
- Setup các chương trình khuyến mại
- Tính toán được lãi, lỗ nhanh chóng, chính xác
Xem thêm: Hướng dẫn thiết lập giá hàng hóa trên phần mềm quản lý bán hàng KiotViet
- Chi phí cố định: thuê mặt bằng, điện nước, phần mềm,...
- Chi phí nhân công hàng tháng
- Chi phí nguyên liệu
- Chi phí dịch vụ: quảng cáo, sự kiện, in ấn,...
P = C + (I + V)/m + X
Trong đó:
P: là mức giá bán trên menu
C: là chi phí giá vốn ly nước
I: chi phí quản lý + vận hành + marketing
V: số tiền thu hồi vốn và chi phí cơ hội/lãi NH
X: lợi nhuận mong muốn
m: hệ số dự trù mức doanh số mà bạn bán được trong tháng(m càng tăng thì lợi nhuận đem lại càng lớn)
Để tính V bạn cần thực hiện theo công thức: V = (v+a.n.v)/n
Trong đó:
v: là vốn đầu tư ban đầu
a: lãi suất NH/lãi vay
n: dự trù số tháng hòa vốn (thường dựa vào số năm ký kết hợp đồng với chủ nhà)
Nếu không muốn mất quá nhiều thời gian vào những công thức tính giá cost phức tạp, các chủ nhà hàng có thể tính giá cost dựa theo đối thủ cạnh tranh bằng hoặc thấp hơn một chút để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều điểm bất cập khi các loại chi phí ở cửa hàng của bạn có thể có sự chênh lệch với đối thủ, từ đó gây nên sự khó khăn trong việc cân đối chi phí cho các hoạt động duy trì cửa hàng.
Trường hợp nhu cầu khách hàng tăng cao nhưng nguồn cung cho đồ ăn đó lại ít thì giá sẽ được đẩy lên. Ngược lại, món ăn có quá nhiều nguồn cung và các cửa hàng sẵn nhiều, nhu cầu khách hàng ít thì giá bán sẽ bị giảm xuống. Nếu nhà hàng của bạn có món ăn, đồ uống đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể định giá món ăn đó cao hơn.
Xem thêm: Làm sao để theo dõi lợi nhuận cửa hàng
KiotViet đã tổng hợp giúp bạn những cách tính giá cost phổ biến nhất hiện nay. Xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác và quản lý nhà hàng tốt hơn TẠI ĐÂY
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.