Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạn‘’Làm sao sống qua nổi giai đoạn này đây’’ là câu hỏi mà các chủ các shop kinh doanh cả online lẫn offline đều đang đau đầu. Nếu mọi năm đây là thời điểm vàng để kinh doanh thì năm nay lại vô cùng ảm đạm bởi đại dịch Corona ập đến khiến nguồn hàng cạn kiệt. Tuy nhiên thực tế có bế tắc đến vậy? Hãy cùng lắng nghe câu trả lời từ KiotViet ngay sau đây nhé!
Mối lo đầu tiên chính là nguồn hàng. Ai cũng biết Trung Quốc luôn là một đầu mối cung cấp hàng hóa phong phú về cả giá cả, chất lượng, mẫu mã,... do đó có rất nhiều cửa hàng từ nhỏ cho đến lớn ở Việt Nam đều lựa chọn nhập sản phẩm từ đây về kinh doanh. Nhưng hiện tại Trung Quốc đã phong tỏa giao thương, mọi hoạt động mua bán, sản xuất bị ngưng trệ, đóng băng khiến nhiều chủ cửa hàng lao đao, khách thì nhiều mà hàng lại hiếm, không có để bán.
Không có hàng đã khổ, không có nhân viên còn là bài toán làm khó các chủ cửa hàng hơn nhiều. Các chủ kinh doanh nhỏ lẻ thường có xu hướng chọn lựa thuê nhân viên bán hàng, phục vụ là học sinh, sinh viên để giảm thiểu chi phí và dễ dàng sắp xếp xoay ca. Tuy nhiên trong thời điểm các trường học cho học sinh, sinh viên nghỉ liên tiếp như hiện nay thì buộc các chủ cửa hàng phải tự làm mọi thứ một mình từ tư vấn, kiểm kho, bán hàng, ghi chép công nợ,... dẫn đến sai sót xảy ra liên miên mà tốc độ xử lý cũng vô cùng chậm chạp mỗi khi khách đông khiến họ khó chịu.
Dịch bệnh là điều chẳng ai mong muốn, cửa khẩu không thể mở ra theo ý muốn của bạn do đó thay vì ảo não vì thiếu hụt nguồn hàng hay nhân lực các chủ cửa hàng hãy dành thời gian này chuẩn bị kế hoạch một cách kỹ lưỡng để sẵn sàng "chiến đấu" ngay khi đại dịch đi qua. Chắc chắn khi đó nhu cầu mua sắm của tất cả các ngành hàng bán lẻ đều sẽ bùng nổ dữ dội.
Những vấn đề mà bạn có thể xem xét và chuẩn bị ngay lúc này bao gồm:
- Trang hoàng cửa hàng trông bắt mắt, chuyên nghiệp hơn, nhìn nhận lại và nâng cấp hệ thống quy trình hoạt động của cửa hàng như bán hàng, thanh toán,... để sẵn sàng đón lượng lớn khách mà không bị chậm chễ.
- Kiểm tra lượng sản phẩm tồn kho rồi lên kế hoạch nhập bán hợp lý, xem xét đánh giá khách hàng đưa ra các chương trình khuyến mãi, kế hoạch kinh doanh hợp lý ngay sau khi hàng hóa về.
- Đặc biệt chủ shop cũng cần tận dụng thời gian chờ hàng để rà soát lại mọi khoản công nợ, thu hồi sớm, chuẩn bị dồn lực nhập hàng mới.
Một trong các biện pháp giúp bạn gia tăng hiệu quả bán hàng, quản lý tồn kho, thông tin khách hàng, và công nợ một cách đơn giản dễ dàng nhất chính là sử dụng phần mềm bán hàng trong quản lý công nợ. Với phần mềm quản lý công nợ KiotViet, các dữ liệu về công nợ khách hàng/ nhà cung cấp sẽ được lưu trữ trên một hệ thống duy nhất, nhờ đó việc theo dõi công nợ vô cùng dễ dàng và thuận tiện.
Ngoài ra, hệ thống cũng tự động gửi cảnh báo sắp hết các mặt hàng nào trong kho về máy điện thoại di động và máy tính. Chủ shop có thể thiết lập số lượng hàng tồn kho tối thiểu mình muốn và dễ dàng quản lý, đưa ra quyết định nhập hàng khi cần thiết, tránh việc cạn hàng không mong muốn. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc giúp bạn sẵn sàng "bùng nổ" kinh doanh khi đại dịch Crona đi qua, đồng thời hạn chế tình trạng chủ cửa hàng rơi vào thế bị động quá nhiều như hiện nay.
27/12/2024 17:50:05
27/12/2024 16:00:12
27/12/2024 17:15:52
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.