Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnQuản lý nhà hàng là người điều hành toàn bộ các hoạt động của nhà hàng. Thông qua bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng, bạn có thể thấy “ngạc nhiên” trước mức độ phức tạp và áp lực mà họ phải đối mặt hàng ngày. Vậy, công việc của quản lý nhà hàng là làm gì? Tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Công việc của quản lý nhà hàng là làm gì?
Người quản lý nhà hàng sẽ đứng ra điều động, sắp xếp lịch làm việc cho tất cả nhân viên và đôn đốc họ thực hiện đúng tiến độ, hoàn thành tốt công việc; làm bảng công hàng tháng; đánh giá năng lực của nhân viên dựa trên kết quả làm việc,...
Quản lý cũng là người trực tiếp đứng ra tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, giúp họ dần theo kịp với tiến độ của công việc. Ngoài ra, người quản lý còn phải luôn theo sát nhân viên bằng cách khích lệ, tạo động lực làm việc và đảm bảo phúc lợi, sức khỏe cho họ.
Trong quá trình kinh doanh, người quản lý có trách nhiệm quan sát, theo dõi biến động tài chính của nhà hàng. Công việc này đòi hỏi người đứng đầu phải nắm rõ báo cáo doanh thu, các chi phí liên quan như giá nguyên vật liệu, tiền lương nhân viên, phí duy trì hoạt động,... để từ đó có cái nhìn vừa bao quát, vừa chi tiết về hiệu quả kinh doanh của nhà hàng.
Việc theo dõi Doanh thu - Chi phí phải được cập nhật liên tục, vì thế người quản lý nắm bắt doanh thu mọi lúc thông qua phần mềm quản lý nhà hàng. Từ góc nhìn bao quát đến chi tiết về tình hình kinh doanh của nhà hàng thông qua báo cao, người quản lý sẽ có hướng xây dựng kế hoạch để đạt chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận; đồng thời đề ra giải pháp thúc đẩy doanh số…
Xem thêm: 4 nguyên nhân khiến kế hoạch phát triển kinh doanh nhà hàng thất bại
Mọi cơ sở vật chất tại nhà hàng từ bàn ghế, vật dụng pha chế, tiền, đồ đạc có giá trị,... đều nằm dưới sự kiểm soát cẩn thận. Bởi, nếu xảy ra mất cắp hay đổ vỡ thì người đầu tiên phải chịu trách nhiệm chính người quản lý.
Để bảo quản cơ sở vật chất, chống mất cắp tại nhà hàng người quản lý sẽ có nhiệm vụ như sau:
- Với hàng tồn kho: kiểm kê tất cả các hàng hóa, nguyên vật liệu một cách thường xuyên thông qua phần mềm quản lý.
- Với hoạt động thanh toán: Theo dõi lịch sử giao dịch của nhân viên để kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi trộm cắp; quán triệt nhiệm vụ và nghiêm cấm hành vi trộm cắp nội bộ cho nhân viên, trong đó nêu rõ hậu quả phải nhận nếu vi phạm.
- Trong quá trình bán hàng: Bất cứ tình trạng mất cắp nào diễn ra tại nhà hàng, người quản lý sẽ chịu trách nhiệm xem lại camera, theo dõi báo cáo,... để tìm ra nguyên nhân rồi tìm biện pháp khắc phục.
Xem thêm: Top 4 lợi ích khi quản lý nhà hàng bằng phần mềm
Đối với kinh doanh nhà hàng ăn uống thì chất lượng dịch vụ là điều tiên quyết phải đảm bảo để thành công. Song, chất lượng dịch vụ tốt hay dở sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách kiểm soát chất lượng dịch vụ của người quản lý.
Đối với nhiệm vụ này, quản lý nhà hàng sẽ thực hiện công việc giám sát tác phong phục vụ của nhân viên, tốc độ ra đồ cho khách, tính khoa học của thực đơn, đáp ứng yêu cầu khẩu vị khách hàng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm,... để từ đó đề ra giải pháp cải tiến nhằm giúp dịch vụ nhà hàng được tốt hơn.
Đối với mảng kinh doanh của nhà hàng, các cấp quản lý sẽ tham gia vào quá trình tìm kiếm nguồn khách hàng, triển khai tiếp thị và hệ thống nhận diện thương hiệu nhà hàng, phối hợp phòng kinh doanh xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng, tổ chức các hoạt động khuyến mãi theo kế hoạch,…
Quản lý nhà hàng sẽ là người đại diện trực tiếp giải quyết những phàn nàn của thực khách nếu nhân viên của mình không thể làm họ nguôi lòng. Bên cạnh đó, người quản lý sẽ chức theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của thực khách và xây dựng, duy trì quan hệ với khách quen, tạo ấn tượng đẹp trong mắt thực khách…
Kết luận: Có thể thấy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, người quản lý nhà hàng cần trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để quán xuyến tốt nhất hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Luôn luôn lắng nghe, học hỏi và không ngừng nâng cao kỹ năng là một đức tính cần có của một quản lý nhà hàng giỏi giang.
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.