Để kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền?

31/07/2023 14:46:22 Để lại bình luận

Homestay hiện đang là hình thức kinh doanh thu về lợi nhuận cao tại các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng. Vậy, kinh doanh homestay thì cần bao nhiêu tiền? 

Trước khi trả lời câu hỏi này bạn cần hiểu rằng mỗi hình thức homestay sẽ yêu cầu mức vốn đầu tư khác nhau. Do đó, điều quan trọng bạn cần làm là nắm bắt tổng quát những chi phí xây dựng để lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với số vốn bạn có trong tay. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng KiotViet tìm hiểu chi phí và xây dựng homestay cần tối thiểu bao nhiêu tiền nhé.

kinh-doanh-homestay

Tại sao nên kinh doanh Homestay?

Các cá nhân tổ chức đầu tư vào homestay vì nhu cầu rất lớn của người đi du lịch. Với giá hợp lý từ 100-200k/người/đêm, khách du lịch đã có thể thuê những căn nhà nhỏ với tiện nghi không thua kém những khách sạn. Đối với khách du lịch muốn tiết kiệm tối đa chi phí cho chuyến đi thì homestay sẽ là lựa chọn hoàn hảo với họ. Không những thế, khi lưu trú tại homestay khách hàng còn hưởng đầy đủ những tiện ích nấu ăn, giặt đồ, party BBQ ngoài trời.

Kinh doanh homestay là một loại hình đem lại thu nhập cũng như việc làm cho nhiều hộ gia đình. Chủ đầu tư cũng không phải tốn quá nhiều vốn để xây dựng như nhiều khách sạn hay resort.

Để kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền?

kinh-doanh-homestayCó thể bắt đầu kinh doanh homestay với số vốn ít ỏi hơn so với mở khách sạn hoặc nhà nghỉ

Kinh doanh homestay bạn sẽ bỏ số vốn ít hơn nhiều so với mở khách sạn hay resort. Tuy nhiên tùy vào mô hình kinh doanh mà bạn phải bỏ số vốn là khác nhau.

Xem thêm: Những rủi ro khi kinh doanh homestay cần chú ý

Mô hình kinh doanh tận dụng chính ngôi nhà của mình

Có thể thấy đây là mô hình đơn giản cũng như tiết kiệm chi phí nhất. Nếu bạn sở hữu một căn nhà có không gian rộng rãi, thoáng mái thì chỉ cần sắp xếp lại bố cục ngôi nhà, trang trí cho gọn gàng bắt mắt là được. Hãy để một phần không gian dành cho gia đình tách biệt hẳn với phần còn lại cho du khách. Khách du lịch sẽ ở cùng với gia đình bạn, vì thế hãy tính toán diện tích ở cho khách sao cho hợp lý nhất mà không gây ra sự bất tiện.

Để homestay thu hút được nhiều khách đòi hỏi bạn phải trang bị đầy đủ tiện nghi và dịch vụ. Các khoản đầu tư để tạo ra một không gian đầy đủ trang thiết bị như bếp nấu ăn, bình nóng lạnh, máy giặt, tủ lạnh, chăn màn,… cho khách hàng khoảng 50-70 triệu đồng.

Đi thuê nhà đề kinh doanh homestay

Nếu không có đủ diện tích cho khách du lịch thì để kinh doanh bạn phải đi thuê lại nhà, lúc này số vốn để đầu tư sẽ khá lớn. Các chi phí bạn phải bỏ ra bao gồm tiền thuê nhà hàng tháng, phí sửa chữa, phí mua thiết bị, nội thất và trang hoàng cho căn nhà đó. Do đó, nếu xác định kinh doanh homestay theo mô hình này thì bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng các chi phí bỏ ra để có kế hoạch thu hồi vốn hợp lý. Bạn cũng nên xác định kinh doanh dài lâu hay ngắn hạn để để ký kết hợp đồng thuê nhà cho phù hợp.

Một căn nhà lý tưởng để kinh doanh homestay sẽ phải đạt tiêu chí rỗng rãi thoáng mát với diện tích khoảng 70 - 100m2. Căn nhà phải có tối thiểu 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 phòng vệ sinh. Thêm vào đó, bạn cũng cần trang bị đầy đủ đồ dùng tiện nghi như tivi, tủ lạnh máy giặt, bếp nấu,... và dụng cụ sinh hoạt bao gồm chăn màn, ga gối,... cho căn nhà. Như vậy, tổng chi phí cho mô hình kinh doanh này sẽ rơi vào khoảng vài trăm triệu đồng tùy vào khả năng tài chính của bạn.

Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh homestay hiệu quả nhờ mạng online

Những chi phí phát sinh khi kinh doanh

Để kinh doanh homestay hiệu quả ngoài đầu tư xây dựng, sửa chữa căn nhà, tiền mua sắm đồ dùng, nội thất thì bạn phải lưu ý một số chi phí phát sinh như sau:

Phí thuê người thiết kế

Nếu bạn là một người không có mắt thẩm mỹ để tự tay mình thiết kế homestay theo ý thích thì chắc chắn bạn sẽ cần một người kiến trúc sư giỏi làm điều này. Thuê người thiết kế cho căn nhà có tính thẩm mỹ cao và tạo sự thích thú cho khách hàng thì sẽ tốn một khoản chi phí từ 30 - 40 triệu đồng.

Xem thêm: Bật mí 4 mẫu thiết kế homestay đẹp tuyệt vời cho chủ đầu tư

Phí mua đồ dùng trang trí

Để homestay được đẹp, độc đáo và tạo ấn tượng thích thú cho khách hàng thì bạn nên trang trí cho căn nhà thật tỉ mỉ, chăm chút từng chi tiết, từng vật dụng nhỏ. Những đồ trang trí bạn lựa chọn sẽ phải phù hợp với phong cách thiết kế tổng thể của homestay.

Tiền thuê nhân viên

Trong quá trình kinh doanh homestay có quá nhiều công việc mà bạn không thể quán xuyết hết tất cả. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi nhất thì bạn nên thuê thêm một vài nhân viên. Người nhân viên sẽ có trách nghiệm thực hiện các công việc như dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc khách hàng,... Mức tiền lương cho nhân viên trung bình sẽ rơi vào khoảng 4 - 7 triệu/ người.

Ngoài ra, có thêm nhân viên thì bạn phải đảm bảo nhiệm vụ quản lý công việc của họ được sát sao nhất. Bằng cách sử dụng phần mềm quản lý nhà nghỉ bạn có thể dễ dàng quản lý nhân viên một cách chuyên nghiệp nhất.

Chi phí cho Marketing

Dù homestay của bạn có đẹp, sở hữu vị trí đắc địa, chất lượng phục vụ tốt nhưng nếu không nhiều người biết đến thì việc kinh doanh cũng trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy bạn cần chi một khoản đầu tư lớn cho việc quảng bá thương hiệu, đưa homestay của bạn đến đông đảo khách du lịch.

Để truyền thông hiệu quả, bạn có thể quảng bá homestay trên các diễn đàn du lịch, ẩm thực, liên kết với trang booking trực tuyến hay các trang du lịch nổi tiếng như Skydoor, bookbon, ,tripadvisor,... Mức giá quảng cáo trên các trang này thường vào khoảng 2 đến 3 triệu đồng một tháng. Bạn cũng nên kết hợp chạy quảng cáo thông qua các kênh có nhiều người dùng như Facebook, Instagram, Youtube,...

Chi phí thuê phần mềm quản lý homestay

Chủ đầu tư muốn quản lý hiệu quả và đơn giản cả quy trình kinh doanh của mình phải có ngay cho mình một phần mềm quản lý homestay chuyên nghiệp nhất. 

KiotViet là nhà phát triển phần mềm quản lý bán hàng hàng đầu trên thị trường hiện nay. Có hơn 200.000 khách hàng tin dùng sản phẩm của KiotViet và con số này đang ngày càng tăng lên. 

KiotViet cung cấp cho khách hàng giải pháp quản lý số lượng phòng nghỉ một cách hệ thống, logic và hiệu quả. Chỉ cần nhìn vào phần mềm người chủ hoặc nhân viên đã biết chính xác số lượng phòng đang có khách ở là bao nhiêu? Phòng nào đang trống? Phòng nào đã có khách đặt trước. 

Bằng chế độ hiển thị màu sắc, KiotViet giúp người quản lý nắm được tổng quan tình trạng các phòng trong hệ thống: 

- Phòng hiển thị màu xanh lá: Phòng đang sử dụng
- Phòng hiển thị màu cam: Khách sắp đến/phòng đặt trước 
- Phòng hiển thị màu xám: Phòng trống

Khi các lệnh check-in, check-out được thực hiện thành công trên phần mềm, màn hình và màu hiển thị phòng sẽ tự động được thay đổi. Dù ở bất kỳ nơi nào, chủ khách sạn nhà nghỉ cũng nắm được tình hình kinh doanh tại thời điểm truy cập trong ngày. 

Thay vì cách quản lý truyền thống, ghi vào sổ sách hoặc đánh dấu vào file excel giờ khách vào khách ra để tính tiền thì khi chuyển sang sử dụng bằng phần mềm KiotViet, chủ khách sạn sẽ rút gọn các bước tính toán nhờ công nghệ. Phần mềm quản lý khách sạn KiotViet cho phép bạn biết chính xác giờ khách vào ra bằng việc xác nhận giờ checkin và check out trên hệ thống. Với tính năng thiết lập giá tiền theo giờ, theo ngày, qua đêm, phần mềm KiotViet sẽ tự động tính tiền và việc thanh toán trở nên chính xác hơn. Lợi nhuận được ghi nhận tự động, có thống kê báo cáo đến máy điện thoại chi tiết. Chủ khách sạn cũng dễ dàng tra soát lịch sử khách hàng sử dụng phòng trên một cơ sở lưu trú hoặc toàn bộ các chi nhánh trong chuỗi khách sạn, homestay, nhà nghỉ của mình. 

Ứng dụng phần mềm quản lý khách sạn phổ biến nhất hiện nay - KiotViet giúp các chủ khách sạn kiểm soát toàn bộ thời gian khách sử dụng phòng, tính toán giá tiền chính xác và hạn chế tối đa thất thoát thông qua việc lưu trữ thông tin trên hệ thống. Bạn cũng có thể tra cứu dễ dàng các ca làm việc của nhân viên, ai đã tạo phòng cho khách, ai đã thanh toán hóa đơn phòng bàn,.. Mỗi giao dịch đều hiển thị thông báo trên phần mềm và dù đăng nhập bằng máy tính, ipad hay điện thoại thì thông tin đều được cập nhật đầy đủ. 

Giờ đây, mọi giao dịch tiền thu cho thuê phòng đều được gửi đến máy điện thoại của bạn ngay khi được tạo trên hệ thống. Bạn không cần phải thụ động chờ nhân viên tổng hợp tình hình doanh thu trong ngày/ tuần/ tháng hoặc phải túc trực tại khách sạn thường xuyên. Thay vì đó, chỉ cần mở điện thoại lên, phần mềm quản lý khách sạn offline sẽ tự động thống kê doanh thu, lợi nhuận theo thời gian thực. 

Dễ dàng theo dõi doanh thu tổng của toàn chuỗi hoặc doanh thu tại từng cơ sở lưu trú trong hệ thống chỉ bằng một cái chạm. KiotViet cũng tự động thống kê báo cáo doanh thu và chỉ số lợi nhuận theo các mốc thời gian người dùng yêu cầu. Bạn hoàn toàn xem được doanh thu từ ngày .. đến ngày .. Bạn cũng có thể cài đặt chế độ xem doanh thu, lợi nhuận ở chế độ riêng tư để đảm bảo thông tin quan trọng không cho các người dùng phần mềm khác biết. 

Vì sao gọi KiotViet là phần mềm quản lý khách sạn phổ biến nhất? Vì KiotViet hỗ trợ quản lý mọi quy mô cơ sở lưu trú, từ khách sạn từ 1-5 sao, nhà nghỉ, homestay đến chung cư, biệt thự, chung cư mini, nhà trọ,.. Quản lý sơ đồ phòng cho thuê, quản lý tài chính, quản lý nhân viên nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. 

Màn hình thao tác đơn giản, tiện lợi, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện dễ dàng chỉ sau 15 phút làm quen. Không những sử dụng được trên các thiết bị phần cứng đa dạng, phần mềm quản lý của KiotViet còn sử dụng được dễ dàng trên các thiết bị di động hệ điều hành IOS và Android. 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.