Tiêu điểm ngành Dược phẩm Nhà thuốc trong năm 2018

22/12/2021 14:28:23 Để lại bình luận

Nhiều chuyên gia nhận định, việc kinh doanh dược phẩm, nhà thuốc ở Việt Nam đang phát triển mạnh. Năm 2018, nước ta nằm trong danh sách những quốc gia có chỉ số tăng trưởng ngành dược cao nhất thế giới và dự đoán sẽ tiếp tục lọt vào top đầu trong năm tới.

thi-truong-nha-thuoc-1Năm 2018 thị trường dược phẩm và các nhà thuốc có những bước tiến phát triển mạnh

Việt Nam là quốc gia đang phát triển với tốc độ dân số già hóa nhanh gấp 3 - 5 lần so với các nước khác. Mức sống trung bình tăng lên, người dân ngày càng có nhiều ý thức và nhu cầu được chăm sóc và nâng cao sức khỏe, yêu cầu về chất lượng dược phẩm, dịch vụ y tế cũng được chú trọng hơn.

>> Chủ nhà thuốc cũng quan tâm: Phần mềm quản lý nhà thuốc chuyên nghiệp, DỄ SỬ DỤNG và Hiệu Quả

>> Chủ nhà thuốc cũng quan tâm: Phần mềm quản lý bán hàng dành riêng cho NHÀ THUỐC

Thị trường ngành dược phẩm trong nước vẫn chủ yếu thuộc về nước ngoài

Thuốc nhập ngoại vẫn là sự lựa chọn của phần lớn người dânThuốc nhập ngoại vẫn là sự lựa chọn của phần lớn người dân

Ngành sản xuất dược phẩm của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, với khoảng 90% nguyên liệu là nhập khẩu. Điều này khiến giá thành các loại thuốc của nước ta cao hơn nhiều so với các nước khác.

Nhìn lại năm 2018, ước tính tổng doanh thu thị trường bán lẻ dược phẩm đạt khoảng 5,8 tỷ USD chia cho 70% cho kênh bệnh viện và 30% là cho kênh nhà thuốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là số lượng nhà thuốc là khoảng 57.000 cửa hàng, quá nhiều so với thị phần.

Ước tính, giá trị thuốc nhập khẩu trong năm 2018 đã sớm vượt qua mức 2,8 tỷ đồng. Mặc dù thuốc trong nước sản xuất có chất lượng tương đương với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài nhưng người dân vẫn ưa thích sử dụng các loại thuốc ngoại, có mức giá cao hơn.

 

Xem thêm: Hầu hết các chủ nhà thuốc đã chuyển sang dùng cách này để QUẢN LÝ HIỆU THUỐC

 

BẠN CÓ BIẾT hiện nay phần mềm KiotViet đang có chương trình DÙNG THỬ MIỄN PHÍ trải nghiệm tất cả tính năng QUẢN LÝ NHÀ THUỐC hoàn toàn MIỄN PHÍ

Các chuỗi bán lẻ dược phẩm mở rộng quy mô

Nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành dược phẩm, nhiều nhà đầu tư, tập đoàn trái ngành liên tục rót vốn đầu tư. Trong năm 2018, thị trường bán lẻ dược phẩm chứng kiến sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của hàng loạt các chuỗi hiệu thuốc.

Khởi đầu năm 2018, tập đoàn FPT chính thức gia nhập thị trường dược phẩm bằng cách mua lại chuỗi hiệu thuốc Long Châu. Tính tới cuối năm vừa quan, từ 5 cửa hàng ban đầu, Long Châu đã phát triển lên tới con số 25 cửa hàng.

Một nhà thuốc nằm trong chuỗi cửa hàng Long Châu ở TP.HCMMột nhà thuốc nằm trong chuỗi cửa hàng Long Châu ở TP.HCM

Cuối năm 2018, tập đoàn VinGroup khai trương chuỗi 11 nhà thuốc VinFa tại khu vực thành phố Hà Nội. Bên cạnh tham gia bán lẻ, Vinfa còn tập trung sản xuất các loại thuốc mới bằng cách phục hồi và phát triển lại hàng loạt các bài thuốc Đông y cổ truyền.

Tháng 3 năm 2018, công ty sữa Vinamilk chính thức bắt tay hợp tác cùng DHG Pharma (Công ty CP Dược Hậu Giang). Dựa trên thế mạnh là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của mình, Vinamilk đã triển khai nghiên cứu một số loại thực phẩm chức năng mới.

Bộ Y tế cắt giảm điều kiện nhập khẩu và thủ tục hành chính trong kinh doanh

Cũng trong năm 2018, Bộ Y Tế đã đưa ra hàng loạt các chính sách, chỉ thị mới cắt giảm đi một số loại chi phí và hàng loạt quy trình, rút gọn thời gian và các bước xử lý công việc.

Vào tháng 2 năm 2018, Bộ Y Tế điều chỉnh lại một số điều trong Luật An Toàn thực phẩm. Theo đó, khoảng 98% các lô hàng nhập khẩu được Bộ Y Tế cho phép sẽ không cần phải trải qua các bước kiểm tra khi thông qua cửa khẩu.

Cuối năm 2018, có nhiều tin vui cho những người kinh doanh dược phẩm. Bộ Y Tế đã trình và được Chính phủ xét duyệt Nghị định về việc cắt giảm 72% thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh trong ngành dược phẩm.

Theo đánh giá chung, việc cắt giảm này sẽ giúp người dân và các doanh nghiệp tiết kiệm được 8,5 triệu ngày công mỗi năm, tương đương với hơn 3.000 tỷ đồng/năm.

Triển khai phần mềm quản lý bán hàng cho các nhà thuốc

Từ lâu Bộ Y Tế đã đưa ra quy chuẩn GPP - “Thực hành tốt quản lý nhà thuốc” để đảm bảo các nhà thuốc thực hiện đúng chuyên môn và đạo đức trong quá trình hoạt động. Thế nhưng, trong năm 2018, vẫn không ít các trường hợp các loại thuốc không được kê đơn, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng,... vẫn được bán ra gây hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng.

Áp dụng phần mềm quản lý bán hàng vào kinh doanh nhà thuốcÁp dụng phần mềm quản lý bán hàng vào kinh doanh nhà thuốc

Để hạn chế việc này, nhà nước đã đưa ra Chỉ thị 23 - Quản lý hoạt động nhà thuốc. Cụ thể, Bộ yêu cầu mỗi nhà thuốc đang hoạt động đều phải kết nối mạng Internet và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.

Áp dụng công nghệ vào công tác quản lý giúp các cơ quan chức năng có thể kiểm tra, giám sát chính xác hoạt động của mỗi nhà thuốc. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp người chủ cửa hàng theo dõi, thống kê được tình trạng, hạn sử dụng, số lượng tồn,... của các hàng trăm, hàng nghìn loại thuốc có trong hiệu thuốc, giám bớt quy trình quản lý, dược sĩ sẽ có thêm thời gian để nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc người bệnh hơn.

Theo dự kiến trong năm 2019, 100% các nhà thuốc ở 63 tỉnh thành phố trên cả nước sẽ thực hiện kết nối mạng và sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.