Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnThu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid khiến người tiêu dùng phải đánh giá lại thói quen chi tiêu và thay đổi thứ tự ưu tiên cho những nhu cầu mua sắm hằng ngày. Việc quan trọng đối với các chủ shop bây giờ có lẽ là tìm hiểu hành vi của khách hàng đã thay đổi như thế nào và làm sao để họ thích nghi với sự thay đổi mới. Cùng KiotViet tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Hiểu một cách đơn giản hành vi khách hàng là cách mà đa số khách hàng tương tác với sản phẩm dịch vụ hoặc các chương trình marketing của doanh nghiệp. Nó được hình thành từ các suy nghĩ, cảm nhận, và thói quen nên mua hàng đã có. Những thói quen này có thể thay đổi thông qua sự tương tác qua lại giữa yếu tố kích thích và ý nhận thức của con người. Hành vi của khách hàng có thể là tiếp nhận sản phẩm dịch vụ hay từ bỏ nó.
Những yếu tố cơ bản dẫn đến đến hành vi của khách hàng bao gồm: Quảng cáo, tiếp thị, hình ảnh, âm thanh, thói quen, xu hướng và nhu cầu. Các yếu tố này có sự tương tác qua lại lẫn nhau. Với doanh nghiệp họ cố gắng làm thỏa mãn đa số khách hành dựa trên hành vi của họ. Trong khi đó hành vi mua hàng của khách hàng lại bị tác động, và dẫn dắt bởi các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Đối mặt với tình trạng dịch bệnh căng thẳng trong 4 làn sóng Covid vừa qua, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, tích trữ lương thực, thực phẩm và các sản phẩm y tế tăng cao. Và trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai gần, nhu cầu này sẽ càng tăng mạnh mẽ bởi nhận sức về bảo vệ sức khỏe của người dân đã được nâng cao hơn rất nhiều.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy trong các tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước, các mặt hàng thực phẩm thì tăng 12,28% so với năm trước, trong đó riêng giá thịt heo tăng 57,23%, giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35%.
Vượt qua các đợt giãn cách xã hội, có thể nhận thấy số lượng người mua sắm tại các siêu thị, chợ truyền thống giảm dần thay vào đó là ưu tiên các hình thức mua sắm trực tuyến có thể thực hiện tại nhà để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ - Forrester, năm 2020, 58% người tiêu dùng chọn chi tiêu trực tuyến, tăng 12% so với mức trước đại dịch.
Bên cạnh đó, không chỉ do yếu tố dịch bệnh mà thế hệ Gen Z đã đẩy tỉ lệ mua sắm trực tuyến tăng cao do thích ứng nhanh với công nghệ thông tin, trong khoảng 5-10 năm tới, Gen Z sẽ là lực lượng lao động chính và đón đầu xu hướng mua sắm thông minh và hiện đại.
Sự tiện lợi của các nền tảng mua sắm trực tuyến cũng là một phần kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Với các sàn mua sắm lớn như Shopee, Lazada hay các app Grab, Shopee Food, Beamin ngày càng phát triển mạnh đã giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm thời gian, chỉ cần mua tất cả mọi thứ với một chiếc điện thoại thông minh.
Ghi nhận từ Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), đơn hàng online của những thương hiệu phân phối trực thuộc đơn vị này trong những ngày gần đây tăng vọt. Đơn cử, lượng đặt hàng qua kênh mua sắm trực tuyến của hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra tăng từ 3-4 lần. Riêng tại chuỗi cửa hàng Co.op Food, lượng khách đến mua sắm tại gần 300 của hàng Co.op Food ở TP HCM tăng nhẹ quanh mức 20% từ ngày 22-6. Tuy lượng khách đến các cửa hàng thực phẩm Co.op Food không tăng nhiều nhưng lượng đặt hàng qua điện thoại, online tại các Co.op Food đã tăng gấp 3-5 lần so với tuần trước.
Xem thêm: Bán hàng đa kênh - Tăng điểm chạm - Đẩy doanh thu
Người tiêu dùng buộc phải thay đổi các giá trị ưu tiên trong mua sắm khi việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh và tình trạng dịch bệnh căng thẳng kéo dài là thách thức lớn. Họ hạn chế hành vi mua sắm tùy ý, không mục đích mà thay vào đó là mua sắm những đồ thiết yếu và tập trung tiết kiệm, chi tiêu bền vững.
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và rất nhiều nguyên nhân khác khiến người tiêu dùng thay đổi hành vi mua sắm sang những sản phẩm bảo vệ môi trường, khôi phục hệ sinh thái cũng như sản phẩm tốt cho sức khỏe. Những chiến dịch kêu gọi bảo vệ môi trường, hạn chế dùng túi nilon, nhựa,... là những chiến dịch đã làm nên thành công và tiếng vang lớn cho rất nhiều thương hiệu trong những năm vừa qua. Người bán hàng cần nắm bắt kịp thời những xu hướng mới để kinh doanh linh hoạt.
Sự tăng trưởng về số lượng các app giao hàng, shipper đã minh chứng cho sự cần thiết về nhu cầu giao hàng tận nơi của người tiêu dùng, sự đồng bộ và tiện lợi từ các trang mua sắm trực tuyến đã giúp số lượng đơn hàng giao tận nơi tăng cao chóng mặt. Trung bình mỗi shipper thực hiện giao hơn chục đơn hàng mỗi ngày giúp giảm tải lượng phương tiện và người ra đường đáng kể.
Nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, người tiêu dùng chuyển sang thanh toán online để hạn chế tiếp xúc đồng thời thanh toán nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn. Theo dữ liệu nghiên cứu của tập đoàn Visa, lượng giao dịch thanh toán không tiếp xúc của người tiêu dùng Việt Nam đã tăng 230% vào quý 1/2021.
Tương tác khách hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng là tiêu chí quan trọng giúp người bán hàng có thể tăng trưởng doanh thu. Trong khi đó, tương tác khách hàng đòi hỏi động thái thiết thực với năng lực tập trung vào khách hàng cũng như truyền thông, tiếp thị và ứng biến linh hoạt.
Người bán hàng thành công là người có thể giúp khách hàng giải quyết các nhu cầu của họ bằng sản phẩm của mình với một tâm thế đầy sự tín nhiệm.
Thương mại điện tử không còn là cụm từ quá xa lạ trong thời điểm hiện tại. Khi nhà nhà, người người đều có thể dễ dàng mua bán trên các nền tảng này. Với sự tiện ích về đặt hàng, giao hàng, mức giá hấp dẫn, không khó để dự đoán thương mại điện tử sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Người bán hàng nên nhanh chóng tiếp cận xu hướng mua sắm mới của khách hàng để mở rộng kênh bán hàng, đưa sản phẩm của mình gần hơn với người mua.
Sự tiện lợi ở đây thể hiện ở sự nhanh chóng và thuận tiện trong quá trình mua hàng với sự tích hợp nhiều bước trong một. Đặt hàng dễ dàng, thanh toán thuận tiện, giao hàng nhanh chóng là các tiêu chí giúp khách hàng đánh giá cao hơn cửa hàng của bạn.
Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh, nghiên cứu thị trường và tìm ra mặt hàng đang có nhu cầu cao là vô cùng cần thiết. Hoặc những chủ shop đang muốn đa dạng hàng hóa, tìm ra mặt hàng mới thì những mặt hàng về chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, y tế là những ngành hàng rất được quan tâm hiện nay.
Xem thêm: Kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy phép gì?
KiotViet đã tổng hợp những hành vi mua sắm mới của khách hàng sau đại dịch Covid 19, chủ shop hãy tham khảo và bắt nhịp với sự thay đổi mới để kinh doanh hiệu quả nhé. Tham khảo thêm các thông tin về kinh doanh bán lẻ TẠI ĐÂY.
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.