Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnViệt Nam là quốc gia nằm trong nhóm những nước có sản lượng xuất khẩu nông sản, thực phẩm dẫn đầu thế giới. Nhưng thị trường trong nước ta lại bị xâm chiếm bởi các sản phẩm ngoại nhập hay thực phẩm bẩn, người dân đổ xô đi tìm kiếm thực phẩm sạch.
Nhìn lại thị trường nông sản, thực phẩm trong năm 2018
Năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu nông sản chung của Việt Nam đang đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Nông sản nước ta hiện đã có mặt ở hơn 180 quốc gia, trong đó có nhiều thị trường lớn và khó tính như các quốc gia châu Âu, Nga, Nhật Bản, Mỹ,...
Nông sản, thực phẩm Việt được giới thiệu với bạn bè quốc tế
Theo đánh giá tổng hợp từ thị trường, giá trị xuất khẩu nông sản thực phẩm nước ta vẫn luôn duy trì mức tăng trưởng mạnh và toàn diện. Hiện nay, chúng ta có 10 nhóm hàng mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị xuất khẩu đạt 1 tỷ USD/năm, riêng mặt hàng tôm, trái cây, hạt điều, cà phê,... đã sớm đạt mức 3 tỷ USD năm.
Mặc dù sản lượng nông sản, thực phẩm Việt vẫn ở mức cao nhưng chưa vẫn còn thiếu khả năng cạnh tranh do chưa đạt các tiêu chuẩn về chất lượng từ các quốc gia nhập khẩu. Để làm tốt điều này, các nhà sản xuất trong nước, hộ nông dân cần có cải thiện quy trình sản xuất, quy cách đóng gói, đồng thời làm tốt khâu truy xuất nguồn gốc.
Nông sản, thực phẩm Việt đạt nhiều thành tựu ở nước ngoài, thế nhưng lại thua ngay tại thị trường trong nước. Theo thông tin từ Tổng cục Hải Quan, rau củ đang là một trong những mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2018, chủ yếu là từ Trung Quốc và Thái Lan.
Nguyên nhân là bởi nông nghiệp Việt vẫn còn đi theo hướng truyền thống, người nông dân vẫn sản xuất theo cách “Giá tốt thì trồng” chứ chưa quan tâm đến nhu cầu của thị trường. Năm 2018, hàng loạt các cuộc “Giải cứu” thanh long, dưa hấu,... được thực hiện do hoa quả mất giá không thể bán hết bị hư thối, phải cho gia súc ăn.
Cơ quan chức năng kém xét và bắt giữ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn
Trong những năm gần đây, niềm tin của người tiêu dùng ngày càng bị lung lay trước những sự xuất hiện của hàng loạt các loại nông sản, thực phẩm bẩn. Tính đến tháng 10 năm 2018, Cục An toàn thực phẩm đã thống kê được 91 vụ ngộ độc thực phẩm, khiến hơn 2.000 người phải nhập viện, 15 người tử vong trên toàn quốc. 40% số vụ ngộ độc là do các loại vi sinh vật gây ra, 60% còn lại là do các độc tố sinh học, hóa học hoặc chưa rõ nguyên nhân.
Trong tháng 6 năm 2018, Bộ Y Tế cũng tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm của hơn 300.000 cơ sở kinh doanh thực phẩm tại 63 tỉnh thành trên cả nước, phát hiện hơn 68.300 vụ vi phạm.
Nhận thức của người dân về sức khỏe và môi trường ngày càng được nâng cao, những loại nông sản, thực phẩm “sạch” đang là sự lựa chọn của nhiều người. Trung bình giá của các loại thực phẩm hữu cơ đắt gấp 3 - 5 với thực phẩm thường nhưng lượng hàng bán ra vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Khách hàng sẵn sàng mua thực phẩm sạch với giá cao
Nắm bắt xu hướng này, năm 2018 hàng loạt các hệ thống phân phối, chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ,... đua nhau mọc lên. Để tăng sự tín nhiệm với người tiêu dùng, những hệ thống, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm sạch đều có nguồn hàng riêng, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Sản phẩm được bán ra đều có nguồn gốc rõ ràng, được dán tem chứng nhận đạt các tiêu chuẩn an toàn như: PGS, VietGAP, Global G.A.P.
Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, những cửa hàng, hệ thống phân phối thành công còn ý thức được việc phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng theo hướng chuyên nghiệp. Để thực hiện điều này, các giải pháp công nghệ như Phần mềm quản lý bán hàng đã được ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
Không chỉ giúp cửa hàng hoạt động mượt mà hơn, phần mềm quản lý bán hàng còn sở hữu những tính năng thông minh như: quản lý sản phẩm theo hạn sử dụng, tự động lập báo cáo thống kê kinh doanh,... phù hợp với đặc thù sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn, hàng hóa quay vòng vốn nhanh.
Có thể nói, phần mềm bán hàng không chỉ công cụ hỗ trợ đắc lực mà còn là yếu tố quan trọng giúp cửa hàng đảm bảo chất lượng phục vụ, gây dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng.
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.