Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnNhắc đến kinh doanh sữa bột, chúng ta thường nghĩ ngay đến trẻ em và các mẹ bầu. Đây là thị trường hấp dẫn được nhiều người nhắm đến, nhưng để kinh doanh thành công không hề đơn giản. Mặt hàng này gắn liền với sức khỏe người tiêu dùng, nếu không có đủ kiến thức, kinh nghiệm, bạn dễ gặp phải khó khăn ngay từ khi bắt đầu.
--- Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet chia sẻ đến bạn kiến thức hữu ích ---
Rất nhiều cửa hàng bán sữa bột đã chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý vì thao tác đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho bán hàng. Bạn cũng có thể nhanh chóng đăng ký dùng thử Miễn Phí tại đây để tự đánh giá phương án này nhé.
Có hai nguồn nhập hàng sữa là xách tay nước ngoài hoặc từ các đại lý, các nhà phân phối trong nước. Với nguồn sữa xách tay, bạn có thể tìm đầu mối trực tiếp ở nước ngoài như người thân, người quen, hoặc thông qua nhân viên hàng không làm trung gian xách hàng. Nếu lấy qua nguồn bán buôn sữa ngoại tại Việt Nam sẽ đơn giản hơn nhưng chắc chắn chi phí sẽ cao hơn các nguồn lấy trực tiếp. Với nguồn sữa nội, tùy vào quy mô kinh doanh của bạn mà tìm đến các đại lý phân phối để nhập hàng, thường các hãng sẽ có nhân viên kinh doanh khảo sát thị trường và chủ động chào mời bạn từ khi bắt đầu mở cửa hàng.
Tuy nhiên, vấn đề hàng nhái, hàng giả lẫn lộn trên thị trường đang là mối lo lắng của các bậc phụ huynh hiện nay. Chỉ khi tìm được nguồn sữa chất lượng đảm bảo, uy tín thì việc kinh doanh của bạn mới được lâu dài. Cân nhắc chọn sản phẩm của hãng nào tốt nhất dựa trên 3 yếu tố: lượng tiêu thụ tốt nhất, chất lượng sữa tốt nhất và chiết khấu từ nhà cung cấp cao nhất. Đó là những dòng sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao, bán chạy trên thị trường, được đông đảo các bà mẹ bỉm sữa ưa thích, đồng thời cũng là những nhãn hiệu được nhà cung cấp ưu tiên với số lượng lớn và chiết khẩu cao. Dựa vào những chỉ tiêu đó, bạn có thể chọn ra cho mình từ 10 - 20 nhãn hàng phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
2. Bài toán về giá
Khi bắt tay vào mở cửa hàng kinh doanh sữa bột, đa phần mọi người sẽ nghĩ đến chiến lược giá để cạnh tranh với đối thủ. Lý do là vì thông tin về sản phẩm thì đã có rất nhiều trên các kênh truyền thông, khách hàng thường chỉ tìm đến bạn vì 2 yếu tố giá và niềm tin, bên cạnh đó, giá là sản phẩm dễ thay đổi và phụ nữ Việt Nam rất nhạy cảm về giá.
Tuy nhiên, chính sách hạ giá thấp cũng chỉ mang tính tạm thời, bạn hạ được thì đối thủ cũng hạ được. Vì sản phẩm sữa rất thông dụng, bạn tìm được nhà cung cấp rẻ thì đối thủ cũng có thể tìm được. Rõ ràng, sử dụng chiến lược giá với sản phẩm này không mang lại hiệu quả. Có nhiều người kinh doanh đã áp dụng phương pháp bán kèm các mặt hàng liên quan như máy hút sữa, máy hâm sữa, máy đo nhiệt độ sữa,... Ngoài ra, thay vì tập trung vào giá, bạn nên nghĩ đến các yếu tố khác hiệu quả hơn như địa điểm kinh doanh, đầu tư cho truyền thông, quảng cáo,...
BẠN CÓ BIẾT: Hiện tại phần mềm bán hàng KiotViet đang có chương trình dùng thử MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng với đầy đủ TẤT CẢ CÁC TÍNH NĂNG giúp bạn THẢNH THƠI bán hàng:
Với đặc thù sản phẩm có hạn sử dụng và gắn với điều kiện bảo quản cụ thể, nếu chủ cửa hàng nhập với số lượng lớn mà không kiểm soát được lượng tiêu thụ thì sẽ khó có thể quản lý được sản phẩm. Điều kiện lý tưởng để bảo quản sữa bột là nhiệt độ phòng 25 độ C, để nơi khô thoáng, tránh vị trí ẩm ướt, tránh ánh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, sữa là sản phẩm đòi hỏi những yêu cầu khắt khe trong quá trình sản xuất, phân phối. Đối tác vận chuyển phân phối của bạn phải được tuyển chọn cẩn thận, thường xuyên kiểm tra đánh giá nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng tốt nhất của sữa. Đặc biệt chú ý với những dòng sản phẩm xách tay, không chắc chắn về nguồn gốc, xuất xứ, vận chuyển, để tránh trường hợp bán sản phẩm hỏng, sản phẩm kém chất lượng cho khách hàng.
Xem thêm: Quản lý hàng hóa theo lô, theo hạn sử dụng
Để mở cửa hàng kinh doanh sữa bột cần rất nhiều khoản chi phí. Từ thuê mặt bằng, nội thất cửa hàng như quầy kệ, các thiết bị như máy tính, hay đầu tư hơn có máy tính tiền, máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn, phần mềm quản lý bán hàng,... đến chi phí nhập hàng. Chưa kể, nhu cầu về sữa bột của các bậc phụ huynh là muôn hình vạn trạng, người thích hàng nội, người thích hàng nhập ngoại, cửa hàng bạn muốn kinh doanh thành công thì nhãn hiệu phải đa dạng và mức giá phải cạnh tranh.
Thử làm một phép tính đơn giản với chi phí nhập hàng như sau: với 10 nhãn hiệu, mỗi loại nhập 10 hộp với 2 định mức 400g và 900g, có mức giá khoảng 300.000 và 600.000đ, bạn phải chi số tiền 45 triệu. Con số này còn gấp nhiều lần khi bạn tăng số lượng và tăng nhãn hiệu lên. Như vậy, với số vốn ít ỏi, bạn khó có thể trang trải đủ chi phí cho việc kinh doanh sữa.
Xem thêm: Nghe mẹ bỉm sữa chia sẻ: MỞ TẠP HÓA cần bao nhiêu vốn?
Tốt nhất để bắt đầu, hãy chuẩn bị cho khoản tiền trên 100 triệu. Các chi phí về nội thất và thiết bị có thể tìm mua hàng thanh lý, vẫn còn sử dụng tốt mà giá rẻ hơn rất nhiều, để cân đối số tiền còn lại cho việc nhập hàng.
Trên đây là 4 khó khăn cơ bản, khi bắt tay vào thực hiện chủ cửa hàng sẽ còn gặp nhiều thực trạng nữa cần giải quyết. Hãy luôn quyết tâm và chăm chỉ, chúc bạn kinh doanh thành công!
24/01/2025 16:54:22
22/01/2025 17:53:43
21/01/2025 17:58:37
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.