Kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy phép gì?

24/03/2022 10:20:26 Để lại bình luận

Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng tăng cao trong những năm gần đây. Và tất nhiên, nhà kinh doanh online sẽ không bỏ qua cơ hội kiếm tiền từ ngành hàng đang rất được quan tâm này. Tuy nhiên, một thực trạng tiêu cực đã và đang diễn ra đã ảnh hưởng khá lớn đến uy tín và sự tin tưởng của ngành hàng này, đó là những vi phạm: kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không hiệu quả, sản phẩm không có giấy phép. 
Vậy kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy phép gì, cùng KiotViet tìm hiểu trong nội dung dưới đây!

kinh-doanh-thuc-pham-chuc-nang-can-giay-phep-gi

1. Thực trạng kinh doanh thực phẩm chức năng online 

Năm 2021 vừa qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã yêu cầu các sàn thương mại điện tử, website rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ 7.561 gian hàng với 18.725 sản phẩm vi phạm trên các sàn và website thương mại điện tử lớn. Đơn vị này cũng phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) rà soát các website, ứng dụng thương mại điện tử và gỡ bỏ trên 200 gian hàng và trên 500 sản phẩm vi phạm. Đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay, trong hai năm 2020-2021 đã xử phạt vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe với 76 cơ sở, tổng số tiền phạt hơn 3,7 tỷ đồng (Theo Báo Hà Nội mới). 

2. Tổng hợp điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng mới nhất 

2.1 Điều kiện về ngành nghề

Kinh doanh thực phẩm chức năng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì vậy, người kinh doanh phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng 

2.2 Điều kiện về giấy phép 

Để kinh doanh thực phẩm chức năng, người kinh doanh cần có: 
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo quy định tại Thông tư số 43/2014/TT-BYT)
- Thành phần hồ sơ bao gồm: 
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng.

Xem thêm: Làm thế nào để kinh doanh online hiệu quả

2.3 Công bố 

cong-bo-du-dieu-kien-an-toan-thuc-pham

Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/TT-BYT. 
Tùy thuộc vào thực phẩm chức năng nhập khẩu có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa mà việc công bố sẽ khác nhau cụ thể: 
- Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn thì việc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
- Đối với thực phẩm chức năng đã có quy chuẩn kỹ thuật thì việc công bố sẽ là công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế trước khi sản phẩm được lưu thông ra thị trường. 

2.4 Kiểm tra an toàn

Khi nhập khẩu thực phẩm chức năng phải trải qua giai đoạn kiểm tra an toàn tại các cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn bao gồm những giấy tờ sau đây: 
- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu;
- Bản sao hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Thông báo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho phép được áp dụng phương thức kiểm tra giảm;
- Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm chức năng cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm;
- Bản sao Packing list – Danh mục hàng hóa kèm theo;
- Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Bill of Lading – Vận đơn; Invoice – hóa đơn.

kinh doanh thuc pham chuc nang can giay phep gi
Sau khi đã vượt qua kiểm tra an toàn sẽ được cơ quan kiểm tra cấp thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và được phép thực hiện thủ tục nhập khẩu với thành phần hồ sơ như sau:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
- Hóa đơn thương mại nếu người mua phải thanh toán cho người bán;
- Vận tải đơn đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không, vận tải đa phương thức theo quy định;
- Giấy phép xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu thực phẩm chức năng;
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
- Tờ khai trị giá.

Xem thêm: Nhà thuốc Hà My kinh doanh hiệu quả nhờ quản lý tốt kho nhà thuốc

2.5 Quảng cáo 

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng cũng nghiêm ngặt hơn các ngành hàng khác bởi tính đặc thù của sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Những nội dung, hình ảnh quảng cáo đều phải tuân thủ quy tắc chung, đúng với nội dung đã được thẩm định. 
Tham khảo các quy tắc về quảng cáo thực phẩm chức năng theo Luật quảng cáo và các văn bản nghị định của chính phủ. 

Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet đã tổng hợp các điều kiện cần và đủ để người kinh doanh có thể bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng đúng pháp luật. Tham khảo thêm các kiến thức, kinh nghiệm và mẹo hay trong kinh doanh TẠI ĐÂY.

 

 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.