Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnKhông hề hiếm gặp những mẩu tin sang nhượng quán cafe nhan nhản trên các trang mạng xã hội với hàng ngàn lý do và lời chào mời, hứa hẹn hấp dẫn. Vậy có nên mua lại quán cafe sang nhượng? Làm thế nào để biết quán cafe đó có tiềm năng hay không? Và cần lưu ý gì khi quyết định đầu tư theo hình thức này? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới dây.
KiotViet gửi đến bạn những thông tin hữu ích nhất.
Sau 2 năm đối mặt với khó khăn dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành F&B nói chung và các quán cafe nói riêng, rất nhiều chủ quán phải đóng cửa, ngừng kinh doanh vì gặp nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh đón khách bị hạn chế, nguồn vốn duy trì không đủ…
Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các nhà khởi nghiệp có ý định dấn thân vào lĩnh vực này khi mua lại các quán cafe sang nhượng. Với ưu điểm tiết kiệm được kha khá chi phí so với mở quán và đầu tư mới hoàn toàn bởi quán cũ đã có sẵn cơ sở vật chất đầy đủ, lượng khách hàng ổn định.
Trên lý thuyết nghe rất dễ dàng, nhưng thực tế, bạn sẽ phải đặt nhiều nghi vấn xoay quanh câu chuyện hoạt động kinh doanh của những quán cafe này. Lý do ngừng kinh doanh, tình hình kinh doanh trong quá khứ như thế nào, có gặp rắc rối gì về mặt pháp lý hay thương hiệu hay không.
Xem thêm: 6 tiêu chí giúp bạn quyết định nên tự mở quán cafe hay mua nhượng quyền
Để mua lại quán cafe thực sự có tiềm năng, bạn cần nắm chắc 5 lưu ý quan trọng dưới đây để giảm thiểu rủi ro không đáng có khi quyết định đầu tư và vận hành quán.
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là hợp đồng thuê mặt bằng. Thông thường, khi sang nhượng, chủ quán cũ thường thanh lý hợp đồng thuê nhà trước. Người mua lại sẽ phải làm việc với chủ nhà, chủ quán cũ để đàm phán về hợp đồng thuê tiếp theo và soạn hợp đồng mới. Cần lưu ý về các điều khoản sử dụng diện tích, giá thuê, kỳ hạn thanh toán và thời gian thuê trong bao lâu.
Trước khi đàm phán về hợp đồng thuê mặt bằng bạn cần lưu ý tìm hiểu trước về vị trí của quán có thuận lợi hay không, giá thuê có hợp lý so với diện tích sử dụng, vị trí cũng như mặt bằng chung của thị trường hay không. Chủ cho thuê cả căn hay thuê diện tích sàn theo tầng,..để có định hướng bài trí và sắp xếp khu vực kinh doanh phù hợp.
Khi chủ cũ muốn sang nhượng lại quán cafe sẽ có rất nhiều lý do như thiếu vốn, việc bận gia đình, chuyển nơi ở,...nhưng lý do thật sự có thể là quán vắng khách, kinh doanh thua lỗ, không đủ vốn đầu tư,...
Trước khi quyết định mua lại quán cafe, bạn nên đóng vai khách hàng đến trải nghiệm và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của quán, lý do tại sao chủ cũ sang nhượng và các vấn đề liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh để quyết định có nên mua lại quán sang nhượng hay không.
Khi sang nhượng, chủ quán cafe sẽ để lại đầy đủ nội thất, bàn ghế, quầy pha chế cũng như các đồ dùng cần thiết để bạn có thể nhanh chóng bắt tay vào kinh doanh mà không cần mất công setup lại cửa hàng. Tuy nhiên, cần đánh giá lại khả năng tái sử dụng và liệt kê danh sách trang thiết bị, máy móc được sang nhượng để so sánh giá cả thị trường và giá sang nhượng lại tránh trường hợp mua sang nhượng nhưng giá lại cao hơn mua mới hoặc đồ không còn chất lượng.
Khi quyết định mua lại quán cafe, bạn nên kiểm tra toàn bộ các giấy tờ, thủ tục pháp lý liên quan như: giấy phép kinh doanh, hợp đồng thuê mặt bằng, đăng ký nhãn hiệu,...để đảm bảo quán kinh doanh theo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa những rắc rối về sau khi quán đi vào hoạt động cũng như khẳng định được quán cafe chính chủ.
Một điều cần lưu ý nữa đó là xem xét hiệu ứng các hoạt động truyền thông của quán. Quán có đầu tư về hình ảnh thương hiệu hay không? Có nhiều chương trình thu hút khách hàng hay không? Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của quán và ấn tượng của khách hàng với quán. Quán cafe có đầu tư marketing hiệu quả sẽ có lượng khách hàng trung thành và khách hàng mới lớn hơn. Bạn cũng không cần phải lo lắng tìm kiếm khách hàng khi hoạt động marketing trước đây của quán đủ tốt. Bên cạnh truyền thông quảng cáo cũng cần xem xét thêm những đánh giá của khách hàng về quán tích cực hay tiêu cực để có thể cải thiện và thay đổi khi tiếp nhận quản lý.
Xem thêm: Top 10 cửa hàng bán nguyên liệu pha chế chất lượng, giá tốt
Bạn cũng nên tìm hiểu tệp khách hàng thân thiết của quán xem họ thường xuyên ghé quán vì lý do gì: có đồ uống yêu thích, không gian hay nhân viên phục vụ nhiệt tình,...điều đó sẽ giúp bạn định hướng cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ giúp giữ chân khách hàng thân thiết cũng như tìm ra hướng để tiếp cận nhiều khách hàng mới.
Để định giá quán cafe cần cân nhắc rất nhiều yếu tố để đưa ra mức giá hợp lý như: tệp khách hàng đắt giá, vị trí, không gian, menu chất lượng, quy trình vận hành, độ phủ thương hiệu,...Nhiều chủ quán cafe muốn thu hồi vốn nhanh nên hét giá trên trời, giá sang nhượng không đúng với giá trị thật nên người mua sang nhượng cần tìm hiểu cẩn thận trước khi thỏa thuận sang nhượng.
Để mua lại quán cafe sang nhượng cần nghiên cứu rất nhiều yếu tố và cẩn trọng trong tất cả các khâu lựa chọn. Hi vọng những lưu ý từ phần mềm quản lý bán hàng KiotViet sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm lựa chọn quán cafe có tiềm năng phát triển. Chúc các bạn thành công.
06/07/2022 17:58:01
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.