Kinh doanh dược phẩm đem lại lợi nhuận cao nhưng vì sao rất nhiều người thất bại khi bước chân vào lĩnh vực này? Mở hiệu thuốc cần những gì, các yếu tố cần phải được thực hiện thế nào, quy mô ra sao là những điều mà các nhà kinh doanh cần quan tâm hàng đầu.
--- Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet chia sẻ kiến thức hữu ích đến với bạn ---
Xem thêm: Phần mềm quản lý nhà thuốc Phổ Biến Nhất - Dễ Sử Dụng
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đảm bảo tiêu chuẩn hành nghề
- Một hiệu thuốc tư nhân để có thể đi vào hoạt động luôn cần phải có đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi Sở Kế hoạch và đầu tư. Đồng thời phải được Sở Y tế tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bán thuốc.
- Những tiêu chuẩn chung để hành nghề Dược bao gồm:
+ Có bằng cấp chuyên môn về thời gian thực hành phù hợp.
+ Có năng lực hành vi nhân sự đầy đủ, có sức khỏe để hành nghề.
+ Không trong thời gian bị cấm hành nghề, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị áp dụng biên pháp quản chế hành chính,...
+ Hiểu biết và cam kết thực hiện Luật bảo sự sức khỏe nhân dân cũng như toàn bộ các luật hay quy chế Dược có liên quan khác đến ngành nghề này.
>> ĐỌC NGAY: Cách Quản lý nhà thuốc HIỆU QUẢ và Tiết kiệm thời gian
2. Có bằng cấp chuyên môn về ngành Dược
“Không có bằng Dược vẫn có thể mở nhà thuốc kinh doanh Dược phẩm” - đây là quan điểm của rất nhiều người, họ cho rằng chỉ cần thuê nhân viên có bằng Dược sĩ đảm nhận phần chuyên môn cho nhà thuốc đạt chuẩn GPP là được. Thực tế không dễ dàng như vậy, vì sẽ có rất nhiều vẫn đề xảy ra nếu hiệu thuốc hoạt động dưới hình thức này.
Ví dụ khi không có chuyên môn bạn sẽ không biết cách quản lý dược phẩm, có thể sản phẩm đã quá hạn hay hư hỏng mà bạn sẽ không nắm được, cũng có thể do bảo quản không đúng cách. Hoặc khi các cơ quan đến kiếm tra tại địa điểm bán hàng, Dược sĩ đứng tên về chuyên môn không có mặt, hay thậm chí, vị Dược sĩ này có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào. Nếu như bạn tìm được người thay thế thì việc làm hồ sơ gửi bộ Y tế, thủ tục thay đổi cũng rất tốn kém, phức tạp và mất nhiều công sức.
Vì thế câu trả lời quan trọng tiếp theo cho câu hỏi: “Mở hiệu thuốc cần những gì?” chính là sở hữu một tấm bằng ngành Dược, đây là yếu tố mà bạn nên cân nhắc thật kỹ để việc kinh doanh sau này được thuận lợi.
3. Điều kiện về địa điểm và trang thiết bị
Câu trả lời cho câu hỏi “Mở hiệu thuốc cần những gì?” sẽ còn tiếp tục với những yếu tố: nơi bán thuốc, trang thiết bị và những tài liệu liên quan. Cụ thể như sau:
a) Nơi bán thuốc:
- Diện tích hiệu thuốc phải phù hợp với quy mô kinh doanh, trong đó diện tích mặt bằng tối thiểu là 10m2.
- Địa điểm mở hiệu thuốc phải ở nơi cao ráo, sạch sẽ và đáp ứng được những yêu cầu về mua bán, bảo quản, đảm bảo được chất lượng thuốc theo đúng những quy chế đang hiện hành.
- Đối với trần nhà, ít nhất phải có một lớp trần thật chắc chắn, vững vàng, chống dột để tránh được mưa, nắng, bụi từ mái nhà. Bên cạnh đó, vẫn phải đảm bảo có khoảng không để chống nóng.
b) Trang thiết bị:
- Cần có đầy đủ tủ, quầy, khay đếm, túi đựng, trang thiết bị bảo quản thuốc đạt những tiêu chuẩn theo yêu cầu bảo quản ghi trên từng nhãn thuốc.
- Những loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải có ngăn tủ riêng theo quy định từ các quy chế liên quan.
- Các loại thuốc sắp xếp trong tủ phải gọn gàng, dễ lấy, dễ thấy để tránh nhầm lẫn. Thực hiện nguyên tắc nhập trước - xuất trước và hạn dùng trước - xuất trước.
- Thuốc phải luôn được bảo quản nơi khô, mát, tránh ánh sáng mặt trời.
- Đảm bảo các yêu cầu về môi trường và phòng chống cháy nổ.
c) Các tài liệu chuyên môn cần có:
- Các tài liệu tra cứu sử dụng thuốc.
- Các văn bản về hành nghề Dược và quy chế Dược.
- Đầy đủ sổ sách ghi chép với các nội dụng: tên thuốc, hạn dùng, nguồn gốc mua bán.
- Đầy đủ nội quy, quy trình bán thuốc.
4. Tiêu chí chuyển chọn nhân viên
Một yếu tố cần cuối cùng để trả lời cho câu hỏi: “Mở hiệu thuốc cần những gì?” chính là nhân viên. Nhân viên bán hàng nói chung luôn cần phải đảm bảo một số đức tính, năng lực nhất định. Đối với một nhân viên bán thuốc nói riêng, cần phải có những tiêu chí tuyển chọn rõ ràng, yêu cầu khắt khe hơn nữa, cụ thể như sau:
- Kĩ năng giao tiếp: Là một người bán hàng, kĩ năng giao tiếp chắc hẳn là yếu tố không thể thiếu. Bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt, đối với ngành Dược, khách hàng sẽ đều là những người có bệnh (hoặc có người thân có bệnh) nên tâm lý họ có thể sẽ bất ổn, nóng nảy. Hơn nữa, khách hàng khi mua thuốc sẽ kĩ tính, cẩn thận và hỏi han rất nhiều.
- Kĩ năng quản lý: Với một khối lượng thuốc rất lớn, hàng trăm công dụng khác nhau, nếu xảy ra nhầm lẫn sẽ dẫn đến hậu quả lớn, vì thế khả năng quản lý là rất quan trọng. Tuy nhiên, cho dù nhân viên có thể hiện khả năng quản lý tốt đến thế nào cũng vẫn rất khó để chủ hiệu thuốc có thể an tâm tuyệt đối. Khắc phục điều này, nhiều hiệu thuốc đã lựa chọn phần mềm quản lý hiệu thuốc để hạn chế rủi ro. Đây là một cách rất hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: Sẽ có rất nhiều vấn đề khác nhau, từ khó đến dễ có thể xảy ra ở một hiệu thuốc. Ví dụ, khách hàng không dùng thuốc như chỉ định nhưng lại đến bắt đền và chỉ trích, khách đã bóc hộp thuốc nhưng lại mang đến đòi trả lại, khách hàng khăng khăng phải mua một loại thuốc nhất định để trị bệnh nhưng loại thuốc đó sẽ gây ra tác dụng phụ không tốt cho khách hàng. Trong những tình huống như thế, nhân viên cần nhanh nhạy, có khả năng giải quyết vấn đề tốt, tìm ra cách đối phó khéo léo, đưa ra giải pháp để xử lý tình huống một cách thông minh.