Nên chọn chiến lược KINH DOANH ONLINE hay CỬA HÀNG BÁN LẺ?

03/07/2017 09:47:20 Để lại bình luận

Cùng với sự phát triển của mạng xã hội và thói quen mua hàng trực tuyến, rất nhiều người đã thành công với hình thức kinh doanh online. Bên cạnh đó, một số vẫn rất dè dặt vì thích sự ổn định, uy tín của cửa hàng bán lẻ hơn. Bài viết dưới đây nhằm phân tích ưu/nhược điểm của mỗi hình thức để người kinh doanh có lựa chọn phù hợp.

1. Kinh doanh online – xu hướng của thời đại

Đây là hình thức giao dịch, mua bán sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng trong môi trường Internet (website, mạng xã hội, diễn dàn rao vặt, chợ trực tuyến, …).

nen-chon-chien-luoc-kinh-doanh-online-hay-cua-hang-ban-le

Ưu điểm

- Linh hoạt về thời gian và không gian. Bạn có thể ở nhà lướt điện thoại/máy tính để tìm kiếm, quảng cáo và giao dịch với khách hàng.

- Chi phí vận hành thấp hơn rất nhiều so với bán hàng bán lẻ.  Chỉ cần một chiếc máy tính hay điện thoại có kết nối Internet là bạn có thể bắt đầu. Không mất tiền thuê cửa hàng, mặt bằng, không mất quá nhiều chi phí thuê nhân viên. Các chi phí về điện, nước, vệ sinh, … đều được giảm xuống một cách đáng kể. Bù lại bạn sẽ tốn chi phí duy trì website và chạy quảng cáo.

- Có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn nhờ các phương thức quảng cáo Google Adwords, Facebook Ads, Instagram Ads, ... Khách ở Hà Nội cũng có thể đặt mua hàng tận Sài Gòn, thanh toán trực tuyến, nhận hàng thông qua đơn vị chuyển phát và trả phí ship là xong.

- Được khách hàng ưa chuộng vì không phải mất công đến cửa hàng, thoải mái lựa chọn mà không có sự giám sát của nhân viên bán hàng, dễ dàng so sánh giá và mua hàng bất cứ thời gian nào dù là ngày hay đêm.

Nhược điểm

- Cần am hiểu quản trị các công cụ online marketing, thanh toán trực tuyến.

- Hiện tượng lừa đảo qua mạng làm mất lòng tin người tiêu dùng vào mua bán hàng trực tuyến. Không ít khách hàng bị lừa mất tiền, và chỉ sau khi bị lừa họ mới bắt đầu “cạch” hình thức mua sắm này.

-Khách hàng lo lắng về nguy cơ có thể nhận được hàng kém chất lượng, hàng thực tế không giống với trên hình, chính sách hoàn trả hoặc đổi hàng của người bán.

-Nhiều đối thủ dùng chiêu trò cướp khách, giả mạo thương hiệu của bạn để giao dịch, thu tiền và gửi hàng kém chất lượng cho khách.

2. Cửa hàng bán lẻ – Sống khỏe xưa nay

Là hình thức kinh doanh từ lâu đời. Có những thế mạnh riêng, nhất là về uy tín và tương tác trực tiếp với khách hàng.

nen-chon-chien-luoc-kinh-doanh-online-hay-cua-hang-ban-le

Ưu điểm

- Nếu như kinh doanh online để xây dựng lòng tin, lòng trung thành của khách hàng là rất khó khăn thì với cửa hàng bán lẻ thì vấn đề này được hạn chế ở mức tối đa. Người mua có thể kiểm tra sản phẩm trực tiếp, mọi giao dịch đều tiếp xúc với chủ cửa hàng nên không lo tình trạng lừa đảo.

- Các giao dịch đều là trực tiếp nên các thông tin có thể bảo mật tối đa.

- Khi khách tới cửa hàng để trải nghiệm và mua sản phẩm, nếu bộ phận bán hàng làm tốt, họ có thể mua thêm sản phẩm khác ví dụ như sau khi chọn cho mình một chiếc điện thoại họ có thể mua thêm ốp điện thoại, cục sạc dự phòng, ... Điều này rất khó đối với bán hàng qua mô hình trực tuyến.

Nhược điểm

- Cần chuẩn bị khoản vốn không hề nhỏ, chỉ riêng tiền thuê mặt bằng và mua sắm trang thiết bị có thể lên tới hàng trăm triệu.

- Phải có mặt ở cửa hàng thường xuyên để kiểm soát thông tin sản phẩm, các hoạt động mua – bán, xuất – nhập, quản lý cả nhân viên, …

- Chi phí cho hoạt động quảng cáo tốn kém hơn, phạm vi tiếp cận khách hàng hẹp hơn vì thường khách thích mua sắm ở những cửa hàng gần nhà.

3. "Song kiếm hợp bích" – Lợi ích nhân đôi

Như vậy, mỗi phương thức kinh doanh đều có những ưu – nhược điểm riêng. Nếu sử dụng duy nhất một kênh thì doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội bán hàng. Ví dụ, chỉ dựa vào các cửa hàng bán lẻ bạn sẽ mất đi những khách hàng tiềm năng là thế hệ trẻ thích smart-phone và dành rất nhiều thời gian để online. Sự giới hạn về khoảng cách địa lý cũng là rào cản để tiếp cận khách hàng và thiếu sự tương tác ngay lập tức với họ.

Trong khi đó, nếu chỉ tập trung bán hàng trực tuyến, bạn có thể bỏ qua những khách hàng thích mua sắm trực tiếp, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ. Nhiều người có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm qua các kênh online nhưng vẫn thích đến trải nghiệm thực tế trước khi mua hàng. Và ngược lại, có người đến cửa hàng trải nghiệm nhưng ngay lúc đó vẫn tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên mạng.

Chính vì thế, việc kết hợp nhiều kênh bán hàng, cả online và trực tiếp sẽ giúp bạn hạn chế nhược điểm và phát huy thế mạnh của mỗi bên. Thương hiệu của bạn sẽ nổi tiếng hơn, tiếp cận với nguồn khách hàng sẽ phong phú hơn, xây dựng niềm tin tốt hơn nên khách hàng sẽ tăng đáng kể. Doanh thu cũng từ đó mà ổn định và tăng trưởng vượt bậc.

Đặc biệt, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của phần mềm quản lý bán hàng để kinh doanh hiệu quả hơn. Phần mềm giúp bạn tiết kiệm thời gian có mặt tại cửa hàng, quản lý hàng hóa và thu chi một cách khoa học và chính xác, thao tác bán hàng chuyên nghiệp, quản lý chặt chẽ thông tin khách hàng và nhà cung cấp. Bạn sẽ không bị gò bó về không gian hay thời gian vì yên tâm quản lý từ xa, quản lý bán hàng qua điện thoại di động.

Chúc bạn kinh doanh thành công!

 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.