Nguồn vốn đầu tư luôn nỗi lo lớn nhất khi bắt đầu kinh doanh. Vậy theo bạn để mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn thì đủ? Đầu tư vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào cách tính toán chi phí của bạn.
PHẦN 1: 4 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
PHẦN 3: MỞ TẠP HÓA lấy hàng ở đâu?
Cuộc sống phát triển, các siêu thị, cửa hàng tiện ích xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng không vì thế mà những cửa hàng tạp hóa trở nên “lép vế”. Bằng chứng là rất nhiều người vẫn thích đến cửa hàng tạp hóa mua hàng thay vì vào siêu thị. Để cải thiện kinh tế gia đình, bà mẹ bỉm sữa như tôi đã lựa chọn bán hàng tạp hóa.
Khi bắt đầu thì nguồn vốn chính là nỗi lo lắng lớn nhất của tôi. Với khoản chi phí ít ỏi dành dụm được sau thời gian làm công ăn lương, tôi đã từng nghĩ sẽ không bao giờ thực hiện được việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên nhờ bí quyết “học lóm” được tôi đã thật sự giảm được gánh nặng về việc mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn.
1. Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng từ việc bán hàng tạp hóa tại nhà
Dự định ban đầu của tôi thuê là tìm một mặt bằng nhỏ để mở cửa hàng. Sau khi tham khảo giá thuê từ nhiều nơi khác nhau, tôi nhận ra rằng vốn của tôi chỉ đủ để đóng tiền thuê nhà trong thời gian ngắn. Vì mức giá thuê mặt bằng tối thiểu cũng từ 5 – 10 triệu đồng/tháng cho diện tích khoảng 50m2.
Tôi được biết rằng 70% chủ cửa hàng tạp hóa lựa chọn bán hàng tạp hóa tại nhà để không mất tiền thuê mặt bằng. Vì thế tôi quyết định “tận dụng” chính ngôi nhà của mình để tiết kiệm vốn. Như vậy, tôi đã bước đầu giảm được gánh nặng mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn với chi phí thuê mặt bằng chỉ 0 đồng/tháng.
2. Giảm thiểu chi phí nhập hàng bằng cách không ôm hàng
Nguồn chi phí đầu tư lớn nhất trong việc mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn chính là từ việc nhập hàng hóa. Cửa hàng của tôi dù khá nhỏ nhưng để nhập một lượng hàng kha khá, nhiều chủng loại thì ít nhất cũng phải mất từ 50 - 100 triệu đồng.
Phương án nhập hàng ban đầu của tôi là đăng ký làm đại lý bán lẻ của các nhãn hàng lớn. Song, điều kiện phải nhập hàng với số lượng lớn mỗi lần mới được chiết khấu ưu đãi đã buộc tôi phải suy nghĩ lại. Vốn đầu tư ít, nếu ôm hàng quá nhiều tôi hoàn toàn có thể bị âm vốn hay tệ hơn là “phá sản”.
Thay vì làm đại lý, tôi tiết kiệm vốn nhập hàng bằng việc tìm nguồn hàng giá rẻ từ các chợ đầu mối. Mỗi lần nhập hàng tôi cũng chỉ nhập với số lượng vừa phải. Hàng hóa tôi thường lựa chọn là các mặt hàng thiết yếu hàng ngày như: bột giặt, nước rửa bát, nước lau sàn, bánh kẹo, các loại gia vị,... Với cách này vốn nhập hàng mỗi lần của tôi chỉ từ 20 - 30 triệu đồng.
3. Tiết kiệm chi phí thuê nhân sự bằng việc tự quản lý
Là một bà mẹ bỉm sữa nên hầu hết thời gian tôi phải dành để chăm sóc con. Tôi đã từng nghĩ đến việc thuê người phụ trông coi cửa hàng. Song khi được người bạn giới thiệu phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa, tôi đã tiết kiệm đáng kể chi phí thuê nhân sự.
Sử dụng phần mềm này, tôi không phải mất quá nhiều thời gian hay công sức những vẫn quản lý cửa hàng tạp hóa của mình khá tốt. Vì phần mềm giúp tôi kiểm soát lượng hàng hóa trong cửa hàng một cách thật chính xác và khoa học. Doanh thu bán hàng mỗi ngày đều được cập nhật sẵn. Khi cần xem tôi chỉ việc tra cứu trực tiếp từ phần mềm là mọi chi tiết đều hiện ra thật cụ thể, nhanh chóng.
Đặc biệt tính năng bán hàng khi mất kết nối của phần mềm giúp tôi không cần lo ngại sẽ phải nhập lại dữ liệu sau đó. Vì khi có kết nối trở lại mọi dữ liệu đều được đồng bộ ngay lập tức. Điều tôi ưng ý nhất ở “nhân sự” đặc biệt này là giá “thuê” chỉ từ 4.000/ngày, 90.000/tháng thay vì 4 - 5 triệu đồng cho một nhân sự quản lý cửa hàng.
Như vậy, tôi đã thật sự giảm gánh lo về việc mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn bằng những bí quyết tính toán nguồn vốn đầu tư thật tiếm kiệm. Bí quyết tiết kiệm nhất nhưng hiệu quả mang lại cao nhất chính là quản lý cửa hàng bằng công nghệ phần mềm hiện đại.