Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnĐối với các cửa hàng, nhà cung cấp luôn là đối tượng cần được quan tâm và chú ý trong quá trình kinh doanh. Chỉ khi có phần mềm quản lý nhà cung cấp hợp lý, công việc của cửa hàng mới có thể hoạt động một cách ổn định, mang đến hiệu quả cao. Nếu bạn chưa hiểu rõ về công tác quản trị nhà cung cấp, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Quản lý nhà cung cấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh
Quản lý nhà cung cấp là hoạt động mà các cửa hàng sẽ kiểm soát thông tin, phân loại nhà cung cấp cũng như quản lý công nợ đối với từng nhà cung cấp. Đây là công việc cực kì cần thiết trong mối quan hệ giữa cửa hàng và nhà cung cấp, giúp cửa hàng có thể hoạt động một cách tốt nhất.
Bởi nhà cung cấp là đối tượng góp phần trực tiếp vào công việc kinh doanh của cửa hàng, không chỉ đưa đến những vật liệu, hàng hóa chất lượng với mức giá hợp lý mà còn giúp tăng sức cạnh tranh của cửa hàng trên thị trường. Những ưu điểm của việc quản lý nhà cung cấp đối với các cửa hàng có thể kể đến như sau.
Nhà cung cấp tốt có thể được xem là tài nguyên vô giá và rất quan trọng đối với các cửa hàng. Những nhà cung cấp tốt không chỉ giao hàng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, kịp thời gian mà còn hỗ trợ trong vấn đề chi phí.
Điều này sẽ giúp công việc bán hàng trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều, từ đó góp phần vào việc tăng doanh thu của cửa hàng hiệu quả. Công tác quản lý và có mối quan hệ tin cậy với nhà cung cấp sẽ giúp cửa hàng hoạt động hiệu quả hơn các cửa hàng không thực hiện được việc này.
Một mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng sẽ là tiền đề cho việc liên kết đôi bên cùng có lợi. Nhà cung cấp có thể chia sẻ thông tin và các kỹ năng giúp cửa hàng hoạt động tốt hơn trong nhiều công việc như quản lý hàng tồn kho hay quy trình mua hàng hóa.
Bên cạnh đó, cửa hàng cũng sẽ nhận được hỗ trợ khi phát triển sản phẩm cũng như trong hoạt động bán hàng. Đây là một lợi thế rất lớn mà cửa hàng có nếu quản trị nhà cung cấp hiệu quả, giúp cửa hàng đạt được những thành tích tốt hơn trong công việc kinh doanh.
Quản lý nhà cung cấp cần có sự phối hợp giữa các bộ phận
Quản lý nhà cung cấp không phải là một công việc đơn giản mà là một quá trình lâu dài và phức tạp. Hoạt động quản lý nhà cung cấp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận trong cửa hàng. Những bộ phận tham gia quản lý nhà cung cấp trong cửa hàng bao gồm:
Xem thêm: Hướng dẫn quản lý nợ cần trả nhà cung cấp
Hiện nay, công tác quản lý nhà cung cấp ở nhiều cửa hàng vẫn chưa thực sự hợp lý và đem đến hiệu quả cao. Lý do chính cho vấn đề này đó là các cửa hàng chưa có một quy trình quản lý phù hợp và khoa học. Một quy trình quản lý nhà cung cấp cần đảm bảo được những hoạt động sau.
Đối với các cửa hàng, lựa chọn được nhà cung cấp tốt là một yếu tố quan trọng để công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Chính vì vậy, tổng hợp danh sách nhà cung cấp là một bước không thể thiếu.
Bạn sẽ tập hợp danh sách các nhà cung cấp tiềm năng, sau đó bắt đầu công việc tìm kiếm thông tin của nhà cung cấp để chuẩn bị cho việc đánh giá và lựa chọn.
Để có thể đánh giá được nhà cung cấp một cách chính xác nhất, cửa hàng cần có những tiêu chí riêng. Dựa trên đặc điểm của hàng hóa, tính chất công việc kinh doanh cũng như những yêu cầu trong việc mua hàng, chủ cửa hàng có thể xây dựng những tiêu chí phù hợp. Một số tiêu chí mà các cửa hàng nên xây dựng đó là:
Xem thêm: Tính năng quản lý khách hàng và nhà cung cấp - KiotViet
Chủ cửa hàng sẽ đánh giá mức độ phù hợp và tin cậy của từng nhà cung cấp dựa trên những thông tin đã thu thập được cũng như tiêu chí đã xây dựng. Sau khi có sự đánh giá và so sánh, chủ cửa hàng sẽ lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất. Nhà cung cấp được lựa chọn không chỉ cần đảm bảo những yêu cầu đã đặt ra mà còn phải phù hợp với tính chất kinh doanh của cửa hàng
BẠN CÓ BIẾT: Hiện tại phần mềm bán hàng KiotViet đang có chương trình dùng thử MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng với đầy đủ TẤT CẢ CÁC TÍNH NĂNG
Sử dụng sổ theo dõi là một bước không thể thiếu nếu bạn muốn kiểm soát thông tin của nhà cung cấp một cách thuận tiện và chính xác nhất. Sổ theo dõi sẽ ghi lại toàn bộ chi tiết giao dịch phát sinh giữa cửa hàng và nhà cung cấp. Từ đó, bạn có thể theo dõi tất cả các hoạt động với nhà cung cấp cũng như nắm rõ được vấn đề công nợ của nhà cung cấp.
Hiện nay, sổ theo dõi đã được tự động hóa để giúp cho việc quản lý trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Những phần mềm tích hợp chương trình quản lý nhà cung cấp chính là ví dụ rõ nét nhất cho điều này.
Xem thêm: [Hướng dẫn] Quản lý mua bán hàng hóa tối ưu bằng phần mềm
Với phần mềm quản lý bán hàng KiotViet, chủ cửa hàng có thể:
Quản lý nợ cần trả nhà cung cấp
Các nhà cung cấp đáng tin cậy sẽ đưa đến cơ hội lớn giúp các cửa hàng có thể thành công trong công việc kinh doanh. Do đó, các cửa hàng nên hiểu được tầm quan trọng cũng như quan tâm đến việc thiết lập quy trình quản lý nhà cung cấp trong thực tế kinh doanh hiện nay.
25/01/2022 10:54:53
18/01/2022 15:12:19
25/12/2018 15:37:27
30/12/2021 10:09:47
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.