Phần 1: Sinh lời từ ý tưởng kinh doanh ĐẶC SẢN VÙNG MIỀN

29/12/2021 14:25:13 Để lại bình luận

Thực tế nhiều khách hàng sau khi đi du lịch về thường hay “thèm thuồng” đặc sản của vùng đất mình đã qua như hoa quả sấy Đà Lạt, các loại bánh Huế, lạp xưởng Cao Bằng, đặc sản miền núi rừng nói chung… nhiều người bán tự hào với món ngon quê hương mình và muốn giới thiệu rộng rãi cho cộng đồng. Xuất phát từ những nhu cầu đó đã tạo cơ hội cho ý tưởng kinh doanh đặc sản vùng miền ”lên ngôi”. Và để kiếm lời từ nó, bạn nên tham khảo kinh nghiệm thực tế từ bài viết dưới đây.

--- Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet chia sẻ đến bạn kiến thức hữu ích ---

Xem thêm: Phần 2: [Hướng dẫn] Cách kinh doanh đặc sản vùng miền online qua mạng

Kinh doanh đặc sản vùng miền trong phạm vi bài viết này có thể hiểu là người chủ bán hàng hóa đặc trưng ở nơi khác, ví dụ bạn ở Hà Nội và bán thị trâu gác bếp Tây Bắc, cà phê sạch Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc, … những mặt hàng có tiếng tăm mà tại nơi ở của bạn không thể sản xuất được, hoặc chất lượng không bằng.

sinh-loi-tu-y-tuong-kinh-doanh-dac-san-vung-mien

Rất nhiều cửa hàng bán đồ đặc sản đã chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý vì thao tác đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn cho bán hàng. Bạn cũng có thể nhanh chóng đăng ký dùng thử Miễn Phí tại đây để tự đánh giá phương án này nhé.

1. Những điều cần biết khi kinh doanh đặc sản vùng miền

1.1. Nghiên cứu thị trường

Đây là bước đầu tiên để bạn xác định mình sẽ bán cái gì. Nên bán sản phẩm độc, lạ, mới nhưng cũng cần lưu ý có những sản phẩm quá đặc trưng mà khách du lịch không thực sự thích hoặc tỉ lệ ưa thích chưa cao thì không nên chọn. Ví dụ khi nhớ tới Hà Giang người dân thường tìm hỏi thịt lợn, thịt trâu gác bếp trong khi một sản vật khác nổi tiếng không kém là bánh tam giác mạch lại chẳng mấy người muốn mua.

Xem thêm: 5 chiêu thu hút khách mua hàng NHIỀU HƠN không phải ai cũng biết

Có bao nhiêu đối thủ trong khu vực đang bán cùng sản phẩm với bạn, giá cả thế nào, cách thức ra sao, có thể cạnh tranh được không là điều bạn phải biết để nắm được tình hình thị trường. Bên cạnh đó, việc phân tích đối tượng khách hàng có nhu cầu lớn về đặc sản gì, mức giá bao nhiêu, tiềm năng phát triển sản phẩm, … sẽ giúp chủ cửa hàng có cái nhìn tổng thể rằng thị trường đang cần gì và lựa chọn nên kinh doanh đặc sản vùng miền nào để cung cấp.

Bạn có thể sử dụng công cụ phân tích từ khóa (Google Keyword Planner) để phân tích xu hướng tìm kiếm hay nhu cầu sử dụng các đặc sản này: Ví dụ: Kiểm tra số lượng tìm kiếm của các từ khóa đặc sản đà lạt, đặc sản miền núi, đặc sản Tây Nguyên, đặc sản Miền Tây,.. số lượng người dùng tìm kiếm lớn đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng cao và đối thủ cạnh tranh cũng lớn.

sinh-loi-tu-y-tuong-kinh-doanh-dac-san-vung-mien

Việc chọn kênh bán hàng (trực tuyến, mở cửa hàng) cũng rất quan trọng. Ban đầu có thể chỉ bán số lượng ít, nhập nhỏ lẻ và dựa vào mối quan hệ cá nhân để giới thiệu như bạn bè, đồng nghiệp, kênh Facebook. Sau khi đã có một lượng khách ổn định, đầu tư mở rộng hơn về website, cửa hàng, gian hàng, ….

Có thể bạn quan tâm:

1.2. Nguồn hàng

Nếu bạn bán sản phẩm của quê hương mình, việc tìm nguồn hàng đơn giản rồi, chỉ cần đến nơi quen biết uy tín, được đảm bảo ngay từ khâu đầu vào vì có thể trực tiếp nhìn, nếm, chạm và tiết kiệm thời gian đi lại.

Nhưng nếu bạn bán sản phẩm ở nơi khác, sẽ khó khăn hơn nhiều để đảm bảo về hương vị, màu sắc, an toàn vệ sinh,… chưa kể trường hợp người kinh doanh không có tâm bán sản phẩm kém chất lượng, dán nhãn mác vùng miền,… ảnh hưởng tới danh tiếng thương hiệu của bạn. Khi không thể đến tận nơi để chọn lựa mà nhập hàng từ xa, gần như các chủ cửa hàng đều phải “nhập thử”, sau đó mới quyết định chọn nguồn hàng uy tín.

Xem thêm: File Excel quản lý kho ĐƠN GIẢN - MIỄN PHÍ

sinh-loi-tu-y-tuong-kinh-doanh-dac-san-vung-mien

BẠN CÓ BIẾT: Hiện tại phần mềm bán hàng KiotViet đang có chương trình dùng thử MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng với đầy đủ TẤT CẢ CÁC TÍNH NĂNG giúp bạn THẢNH THƠI bán hàng:

1.3. Vận chuyển đặc sản vùng miền 

Vấn đề rất đáng được quan tâm bởi tùy vào khoảng cách địa lý và loại hàng hóa mà cần có những biện pháp để vận chuyển an toàn nhất. Khi kinh doanh đặc sản vùng miền là thực phẩm, việc bảo quản vô cùng quan trọng để đảm bảo độ tươi ngon, hợp vệ sinh đến tay người tiêu dùng.

Với những mặt hàng như hải sản phải được đông lạnh và di chuyển nhanh; mặt hàng trái cây phải được xếp cẩn thận tránh dập nát, lưu ý đến nhiệt độ khi di chuyển. Còn kinh doanh mặt hàng dễ vỡ như gốm, dễ móp méo như mây tre đan, dễ hư hại như đồ lưu niệm gỗ, … thì phải cẩn trọng khi bọc lót, sắp xếp, tránh rơi vỡ.

Chi phí vận chuyển cũng sẽ chiếm một khoản kha khá trong báo cáo kinh doanh, bạn phải cân nhắc con số này kĩ càng trước khi có quyết định buôn bán. Giả sử bạn ở Hà Nội muốn kinh doanh đặc sản Đà Lạt việc vận chuyển thực sự là một vấn đề lớn, bạn có thể cân nhắc các nguồn hàng nổi tiếng khác như kinh doanh đặc sản miền núi khu vực phía Bắc như thịt trâu gác bếp nổi tiếng, hạt dẻ rừng rang muối,... khu vực địa lí gần hơn giúp bạn tiết kiệm tiền vận chuyển và thời gian rất nhiều.

1.4. Rủi ro

Rất nhiều chủ cửa hàng nhận phản hồi rằng đặc sản cửa hàng bán không ngon bằng, sản phẩm không giống/không hiệu quả bằng sản phẩm mua tại vùng miền gốc,… Dù chất lượng hàng hóa của bạn cũng nhập từ khu du lịch nhưng có thể do quá trình vận chuyển, do các yếu tố bên ngoài như quang cảnh, khí hậu, tâm trạng của khách hàng, … mà khiến việc trải nghiệm sản phẩm cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Để áp dụng với các cửa hàng hãy tạo không gian gợi nhắc đến vùng đất du lịch để khách hàng có ấn tượng ngay từ đầu, còn với bán hàng trực tuyến nên tư vấn thật sâu thật kĩ, chia sẻ điều mà chỉ người dân địa phương ở khu du lịch đó mới biết nhằm khẳng định nguồn gốc cho hàng hóa của mình.

Ví dụ bạn kinh doanh đặc sản Tây Nguyên, đặc sản miền núi rừng hãy trang trí cửa hàng của bạn theo thiên hướng "rừng núi" một chút, sử dụng các họa tiết thổ cẩm như trang phục của người dân tộc, những hình ảnh đặc trưng của Tây Nguyên như cồng chiêng, rượu cần, hoặc nhân viên bán hàng mặc trang phục truyền thống của người dân Tây Nguyên chẳng hạn,...đây đều là những cách làm sáng tạo khiến khách hàng ghi nhớ cửa hàng hơn và giúp họ có trải nghiệm mua hàng tốt hơn.

=> Dựa vào những yếu tố trên, bạn đã có thể xác định được nguồn vốn cần thiết cho mình. Tùy vào quy mô to hay nhỏ, mở cửa hàng hay bán trực tuyến mà mức chi phí khác nhau, dao động từ vài triệu đến vài trăm triệu cũng có. Vốn to hay nhỏ không quan trọng bằng việc bạn phải quản lý được dòng tiền thông qua từng hoạt động buôn bán, kiểm soát được lãi lỗ mới có hướng phát triển con đường kinh doanh lâu dài.

Xem thêm: Hướng dẫn cách quản lý công nợ bằng excel chi tiết nhất

2. Nên kinh doanh gì ở những địa điểm nổi tiếng?

Mỗi nơi, mỗi vùng miền đều có một cách tẩm ướp gia vị và đặc sản khác nhau. Do đó, mỗi danh lam thắng cảnh, những địa điểm nổi tiếng trên đất nước cũng có những món đặc sản riêng biệt mà người kinh doanh cần nắm rõ nếu muốn khởi nghiệp bán đặc sản vùng miền.

2.1. Nên kinh doanh gì ở Hà Nội?

Là mảnh đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến, Hà Nội là một miền đất ẩm thực tinh tế và phong phú thuộc hạng nhất tại Việt Nam. Kinh doanh đặc sản vùng miền tại Hà Nội cần không chỉ hướng đến đối tượng khách trong nước mà còn cần chú trọng đến lượng khách quốc tế lớn đổ về mỗi năm.

Những đặc sản nên kinh doanh tại Hà Nội, đặc trưng cho Hà Nội gồm có: cốm làng vòng, bánh cốm, ô mai, chè sen, chè lam, giò chả Ước lễ, lạc rang húng lìu... chắc chắn sẽ đắt khách như tôm tươi.

2.2. Nên kinh doanh gì ở Đà Lạt?

Nổi tiếng là xứ sở "điều hòa" mát mẻ quanh năm, Đà Lạt cũng là miền đất hứa của du lịch với hàng trăm nghìn lượt khách. Xứ sở mù sương vì thế cũng là "mảnh đất vàng" kinh doanh đặc sản vùng miền với những món ăn vô cùng đặc sắc. Kinh doanh đặc sản Đà Lạt không thể không kể tới mứt atiso, hồng treo gió, rượu vang, trà atiso, dâu tây, bơ sáp, thịt nai ép khô, dâu tây Đà Lạt... rất được thực khách ưa chuộng.

2.3. Nên kinh doanh gì ở Phú Quốc?

Là hòn ngọc nằm ở cực Nam tổ quốc, Đảo Phú Quốc tách biệt với đất liền nhưng lại thu hút lượng khách cực lớn bởi những cảnh đẹp được thiên nhiên ưu đãi. Mỗi năm, lượng khách đến thăm Phú Quốc ngày một đông với nhu cầu mua sắm quà tặng lớn. Do đó kinh doanh đặc sản Phú Quốc không thể thiếu đó là: mật sim, nấm tràm, hải sản khô, hồ tiêu, bánh khéo,...

3. Sử dụng công cụ hỗ trợ kinh doanh đặc sản vùng miền

Bất cứ chủ cửa hàng bán đặc sản vùng miền nào cũng đều muốn tối ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và phát triển công việc buôn bán. Phần mềm quản lý bán hàng là một công cụ tất yếu trong thời đại công nghệ mới để giúp các chủ cửa hàng vận hành tốt hoạt động kinh doanh của mình.

Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến giá rẻ tốt nhất hiện nay

3.1. Quản lý nhiều mặt hàng đa dạng

Các mặt hàng ở đây có thể là thực phẩm, đồ lưu niệm, sản phẩm làm đẹp, …dù bạn lựa chọn bán một vài hoặc tất cả sản phẩm đó cũng không gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm. Phần mềm còn cho phép đặt hàng, quản lý mọi tình trạng đơn hàng dù chưa thanh toán hay đang vận chuyển đi.

Đặc biệt, nếu bạn bán đặc sản vùng miền thì việc sử dụng một phần mềm có chức năng cảnh báo hạn sử dụng thật là tuyệt vời, có thể giúp bạn tránh tình trạng nhắm mắt hủy những lô hàng hết hạn, bạn sẽ quản lý hàng khoa học hơn, sớm đẩy bán các hàng hóa cận date hoặc nắm rõ hàng hóa đang bán chạy nhất để điều chỉnh số lượng hàng nhập.

3.2. Quy đổi đơn vị tính

Sản phẩm của bạn khi nhập theo thùng, cân, lô,… nhưng khi bán lại theo đơn vị chiếc, lạng, gói, … Có thể quy đổi trực tiếp trên phần mềm bán hàng giúp tiết kiệm thời gian đáng kể, dù chủ cửa hàng hay hay nhân viên bán hàng cũng dễ dàng làm được.

BẠN CÓ BIẾT: Hiện tại phần mềm bán hàng KiotViet đang có chương trình dùng thử MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng với đầy đủ TẤT CẢ CÁC TÍNH NĂNG giúp bạn THẢNH THƠI bán hàng:

3.3. Quản lý hàng tồn

Việc nhập - xuất hàng đơn giản giúp quản lý hàng tồn cũng rất dễ dàng. Đơn cử mỗi hóa đơn sản phẩm xuất ra, phần mềm đã tự động cộng/trừ vào hàng hóa trong kho, cho dù là đặt/trả hàng cũng được hoạt động theo cơ chế đó giúp công tác kiểm kho nhanh hơn. Bên cạnh đó, với những mặt hàng thực phẩm cũng có thể theo dõi liên tục tránh việc hết hạn sử dụng. Giảm thiểu 30% tỉ lệ hàng hóa thất thoát, hao hụt.

3.4. Quản lý bán hàng từ xa

Kinh doanh đặc sản vùng miền có thể là nghề tay trái, hoặc bạn bận công việc khác không thể có mặt trực tiếp sát sao việc bán hàng thì tính năng này sẽ cực kì hữu ích cho những người phải di chuyển thường xuyên hoặc muốn tiết kiệm thời gian làm việc khác. Hãy yên tâm rằng dù ở đâu, bạn cũng chỉ cần phần mềm bán hàng trên thiết bị di động để có thể quản lý mọi giao dịch tại cửa hàng.

Và còn nhiều nữa những tính năng hữu ích mà bạn có thể đăng ký MIỄN PHÍ ngay. Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương không còn là chuyện xa vời nữa, nhờ phần mềm quản lý bán hàng KiotViet giúp bạn quản lý kinh doanh hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.