Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnBên cạnh các công việc quản lý cửa hàng, tài chính thì việc quản lý nhân sự, tính lương, hoa hồng cho nhân viên cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Tính toán lương thưởng rõ ràng cũng là cách để tối ưu chi phí, giảm thất thoát và nhầm lẫn. Vậy tính lương cụ thể cho nhân viên như thế nào, mẫu bảng lương cơ bản ra sao? Theo dõi ngay trong bài viết dưới đây của KiotViet.
Mẫu bảng lương chi tiết được hiểu đơn giản là một văn bản như: khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp… trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là trong 1 tháng). Khoản thu nhập thực tế người lao động được hưởng sẽ căn cứ vào bảng lương và năng suất làm việc, khả năng hoàn thành chỉ tiêu của từng nhân viên theo mục tiêu đã đề ra của từng cá nhân.
Vì có liên quan đến thuế, tiền lương của từng cá nhân và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập ròng của nhà kinh doanh, do đó, bảng lương nhân viên giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cả doanh nghiệp và người lao động.
Về phía nhà kinh doanh: Mẫu bảng lương nhân viên sẽ giúp các chủ kinh doanh linh hoạt trong vấn đề thanh toán và đưa ra điều chỉnh phù hợp với ngân sách. Ngoài ra, mẫu bảng lương nhân viên cũng là một công cụ hữu ích giúp kế toán và nhân sự so sánh tương quan giữa các cá nhân với nhau (nhân sự nào vượt tiến độ, hay chưa đạt KPI…)
Về phía người lao động: Bảng lương là cơ sở để các nhân sự tự đối chiếu thu nhập thực nhận được so với mức lương được ghi trên giấy tờ. Bất kỳ một thay đổi nào liên quan đến chính sách lương - thưởng thì mẫu bảng lương cũng nơi được ưu tiên điều chỉnh đầu tiên.
Xem thêm: Tích hợp giải pháp quản lý chấm công tính lương ngay trên KiotViet
Mẫu bảng lương cơ bản sẽ bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân của nhân viên: Họ và tên, mã nhân viên, chức vụ/vị trí, thông tin liên lạc (số điện thoại, địa chỉ), Số tài khoản thanh toán lương.
- Mức lương cơ bản: Lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, hoa hồng khác. Đây là mức lương chính được thỏa thuận ngay trong buổi phỏng vấn và ký hợp đồng lao động với công ty.
Thông thường, mức lương cơ bản sẽ cao hơn hoặc bằng mức lương cơ bản tối thiểu vùng. Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động kể từ ngày 01/07/2022 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng như sau:
Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng/tháng)
Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng)
Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng)
Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng)
Đồng thời, quy định bổ sung mức lương tối thiểu giờ làm việc theo vùng như sau:
Vùng I: 22.500 đồng/giờ
Vùng II: 20.000 đồng/giờ
Vùng III: 17.500 đồng/giờ
Vùng IV: 15.600 đồng/giờ
- Phụ cấp
Các khoản phụ cấp sẽ bao gồm: Lương tăng ca được áp dụng trong các trường hợp nhân viên phát sinh việc tăng ca, làm việc ngày lễ tết,...Các khoản phụ cấp khác như: hoa hồng bán hàng, phụ cấp ăn, xăng xe, điện thoại (nếu có)
- Số ngày công thực tế: Chỉ thời gian mà mỗi cá nhân làm việc và người lao động sẽ được nhận lương theo số ngày công thực tế đó.
- Tổng lương thực tế: Số tiền mà nhân sự được nhận và không có bất kỳ phát sinh nào khác. Tính dựa trên số ngày công của từng tháng.
- Lương để đóng bảo hiểm: Doanh nghiệp sẽ chia ra thành từng loại bảo hiểm mà người lao động cần đóng và khấu trừ vào lương của nhân viên.
- Thuế TNCN: Là phần thuế cần đóng khi người lao động ký hợp đồng với công ty có thời hạn từ 3 tháng trở lên. (Bao gồm: Thu nhập chịu thuế, thu nhập tính TNCN và thuế TNCN phải nộp)
- Thực lĩnh: Đây là phần thu nhập chính thức mà nhân sự sẽ nhận được trong từng kỳ lương. Thực lĩnh sẽ bao gồm tổng lương trừ đi các khoản thuế TNCN, tiền bảo hiểm và tạm ứng (nếu có)
Mẫu bảng lương cơ bản. Ảnh: Internet
Mẫu phiếu lương cơ bản. Ảnh: Internet
Mẫu bảng lương tham khảo. Ảnh: Internet
Mẫu bảng lương nhân viên. Ảnh: Internet
Thông thường, các chủ cửa hàng vừa và nhỏ thường sử dụng bảng excel để chấm công và tính lương cho nhân viên. Đây cũng là cách làm phổ biến được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, ca làm việc của nhân viên thường xuyên thay đổi dẫn đến việc nhầm lẫn, sai sót trong việc tính toán. Mọi lo lắng đó đều sẽ được giải quyết hết nhờ giải pháp quản lý chấm công, tính và trả lương nhân viên được tích hợp ngay trên phần mềm quản lý bán hàng KiotViet vô cùng tiện lợi. Giúp chủ cửa hàng quản lý mọi hoạt động của cửa hàng tập trung trên cùng một hệ thống.
Bảng tính lương tự động trên phần mềm KiotViet
Giải pháp quản lý chấm công, tính lương nhân viên của KiotViet sẽ mang lại nhiều tính năng vượt trội cho chủ kinh doanh như: kết nối máy chấm công, tự đông tính lương cho nhân viên, tùy biến Ca - Kíp linh hoạt, phù hợp yêu cầu quản lý của tất các cửa hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí với sự chính xác cao.
Kết luận: Như vậy, KiotViet đã đưa đến cho các chủ kinh doanh các thông tin tham khảo về mẫu bảng lương nhân viên chi tiết. Hi vọng sẽ giúp chủ shop tìm được mẫu bảng lương phù hợp để quản lý nhân viên, tài chính hiệu quả hơn.
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.