Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnĐể các nhà hàng hoạt động một cách năng suất nhất thì cần tới rất nhiều các tổ đội, vị trí công việc khác nhau nên kéo theo đó thì mức lương của một vị trí có sự chênh lệch nhất định. Cũng giống như các ngành nghề khác, cách tính bảng lương nhân viên nhà hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mỗi đơn vị kinh doanh lại có một phương pháp thực hiện khác nhau.
Tùy thuộc vào Hợp đồng lao động, thỏa thuận giữa nhà tuyển dụng (nhà hàng) và nhân viên, bảng chấm công, mức độ công việc hoàn thành,... hay các quy định thưởng phạt của công ty, từ đó mới có thể tạo lập nên một bảng chấm công đầy đủ và chính xác.
Từ ngày 01/07/2022, mức lương tối thiểu vùng của người lao động đã có sự thay đổi, cụ thể như sau:
Tùy thuộc vào từng vị trí mà mỗi bộ phận có mức lương khác nhau
Nhu cầu tận hưởng cuộc sống ngày càng gia tăng, kéo theo đó ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ để đáp ứng những “đòi hỏi” của khách hàng. Ngành dịch vụ ăn uống nói chung và các nhân viên nhà hàng luôn phải hoạt động hết mình để phục vụ những yêu cầu đó.
Tùy thuộc vào từng vị trí, từng thời gian cụ thể và mật độ khách hàng tới nhà hàng thưởng thức món ăn thì mỗi ca làm việc nhân viên sẽ được hưởng những mức lương khác nhau, cụ thể:
Lương thực nhận = Lương cứng + Lương tăng ca (làm thêm giờ) + thưởng/ trợ cấp.
Trong đó:
- Mức lương tăng ca (ban đêm) sẽ bằng 1,2 - 1,5 lần lương giờ hành chính
- Lương làm thêm ngày lễ, Tết; cuối tuần; ban đêm sẽ bằng 1,3 - 3 lần lương giờ hành chính
Mức tăng này sẽ tùy thuộc vào sự quản lý, điều phối của mỗi nhà hàng, địa điểm ăn uống khác nhau và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của nhân viên nhà hàng. Chính vì vậy ở mỗi vị trí sẽ có các cách tính bảng lương nhân viên bán hàng khác nhau và thường được chia ở 2 mức cơ bản:
- Lương cho nhân viên làm việc tại nhà hàng 4 - 5 sao
- Lương cho nhân viên làm việc tại nhà hàng 1 - 3 sao
Cách tính bảng lương cho nhân viên nhà hàng còn có thể phụ thuộc vào tay nghề, trình độ, kinh nghiệm hoạt động, thành tựu và địa bàn nhà hàng đang hoạt động.
Xem thêm: Gợi Ý Thực Đơn Mở Quán Nhậu Bình Dân Hút Khách Mà Chủ Quán Không Nên Bỏ Qua
Nhân viên bộ phận bếp
Để nhà hàng hoạt động hiệu quả thì Bộ phận bếp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nét đặc sắc của nhà hàng. Vì khi nhà hàng có những đầu bếp tay nghề cao, những bếp trưởng tài năng thì mới có thể thu hút thực khách lần tới lại ghé thăm.
- Bếp trưởng điều hành: Mức thu nhập ~ 26 triệu đồng/ tháng
- Bếp phó điều hành: Mức thu nhập ~ 20 - 25 triệu đồng/ tháng
- Bếp trưởng: Mức thu nhập từ 15 -20 triệu đồng/ tháng
- Bếp phó: Mức thu nhập từ 9 - 15 triệu đồng/ tháng
- Đầu bếp: Mức thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng
- Phụ bếp: Mức thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/ tháng
Nhân viên bộ phận nhà hàng
Bảng tính lương nhân viên nhà hàng cho bộ phần này thường cao hơn rất nhiều so với các bộ phận khác, đồng nghĩa với việc trách nhiệm của các vị trí đòi hỏi sự cẩn trọng cao độ để không xảy ra sai sót.
- Quản lý bộ phận Ẩm thực và đồ uống: Mức lương ~ 22 triệu đồng/ tháng
- Trợ lý giám sát bộ phận: Mức lương từ 16 - 20 triệu đồng/ tháng
- Quản lý nhà hàng: Mức lương từ 15 - 17 triệu đồng/ tháng
- Trợ lý quản lý nhà hàng: Mức lương từ 10 - 12 triệu đồng/ tháng
- Nhân viên bồi bàn: Mức lương từ 4,5 - 6 triệu đồng/ tháng
- Nhân viên chạy món: Mức lương từ 3,5 - 5 triệu đồng/ tháng
Xem thêm: Điểm Hòa Vốn Trong Kinh Doanh Nhà Hàng, Quán Ăn Mà Mọi Chủ Quán Nên Biết
Các chủ quán thường cho rằng tính công và lương cho nhân viên bằng excel là đủ. Nhưng thực tế cho thấy, excel không thể giải quyết triệt để các nhu cầu quản lý của nhà hàng. Đặc biệt lịch sử chấm công, đi trễ về sớm, làm thêm giờ, lịch đổi ca,… của nhân viên thường phát sinh liên tục, chủ hoặc quản lý nhà hàng khó mà nhớ rõ chi tiết được. Mọi lo lắng đó đều sẽ được giải quyết hết nhờ Giải pháp quản lý chấm công, tính và trả lương nhân viên được tích hợp ngay trên phần mềm quản lý bán hàng KiotViet vô cùng tiện lợi.
Giải pháp cho phép chủ nhà hàng lưu lại đầy đủ các thông tin như: họ tên, số điện thoại, địa chỉ, chức danh, vị trí làm việc...của từng nhân viên. Lịch làm việc, giờ đến, giờ về mỗi buổi làm việc được cập nhật chính xác và hoàn toàn tự động. Việc của chủ nhà hàng đơn giản chỉ cần kết nối và đồng bộ máy chấm công và KiotViet, hệ thống sẽ lưu trữ các dữ liệu và tự động tính toán ngày công và lương cho từng nhân viên.
Người chủ hay quản lý không còn cần phải kiểm tra từng chút một rồi đối chiếu với ghi chép giờ làm việc của từng nhân viên hay xem xét lại số liệu kinh doanh của mỗi người để tính toán lương kinh doanh hoặc thưởng hoa hồng cho họ nữa.
Việc tạo bảng lương, thanh toán lương cho nhân viên được xây dựng khoa học giúp các chủ hoặc quản lý nhà hàng lập bảng tính lương dựa trên dữ liệu chấm công và mức lương thiết lập cho nhân viên theo giờ, ngày công, lập bảng tính lương theo kỳ hạn trả lương thiết lập sẵn: mỗi tháng, mỗi tuần hoặc 2 lần 1 tháng; tự động tính lương chính, lương kinh doanh, lương làm thêm giờ, phụ cấp, thưởng, giảm trừ và theo dõi các khoản lương tạm ứng, phải trả, còn nợ trên từng nhân viên.
Lương, thưởng luôn là vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi người chủ phải cẩn thận tính toán để bảng lương nhân viên luôn chính xác, hợp lý. Hy vọng những thông tin vừa ở trên sẽ giúp bạn biết cách xây dựng bảng tính lương nhân viên, đảm bảo thu nhập của nhân sự được chính xác và tránh thất thoát.
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.