Thị trường bán lẻ 2018: Siêu thị mini bùng nổ - tạp hóa truyền thống dè chừng

15/03/2019 10:28:20 Để lại bình luận

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là môi trường cạnh tranh đứng trong top 5 thế giới. Mặc dù khắc nghiệt nhưng cũng đầy tiềm năng cho các nhà bán lẻ nước ngoài và trong nước khai thác.

Thị trường bán lẻ 2018

Nhìn lại một năm thị trường các hệ thống bán lẻ năm 2018

Các nhà bán lẻ nước ngoài với mô hình siêu thị mini nở rộ

Trong những năm gần đây, số lượng các đơn vị bán lẻ nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam tăng lên chóng mặt với nhiều quy mô khác nhau, từ mô hình siêu thị lớn cho đến chuỗi các siêu thị nhỏ.

Ở phân khúc siêu thị lớn, hiện nay Big C hiện đang dẫn đầu về cả số lượng khi có tới 35 siêu thị, đứng thứ 2  là Mega Mall có 19, tiếp đến là Lottle với 13 và cuối cùng là Aeon thương hiệu đến từ Nhật Bản với 4 siêu thị.Khai trương siêu thị Circle K

Một cửa hàng tiện lợi Circle K được khai trương

Trong năm 2018, các nhà bán lẻ nước ngoài tập trung đầu tư xây dựng thêm nhiều chuỗi siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố lớn như TP. HCM đã có 509 siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi của các thương hiệu Family Mart, B’s mart, Circle K, Shop&Go,... ra đời. Ước tính, mỗi tháng lại có thêm gần 100 siêu thị mới.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính, số lượng cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini hiện tại vẫn còn chưa đáng kể so với dân số và mức thu nhập đang ngày tăng lên.

Các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi dần thay thế tạp hóa truyền thống

Mặc dù ngành bán lẻ truyền thống với các cửa hàng tạp hóa, khu chợ tạm,... vẫn chiếm phần lớn thị trường, khoảng 80% nhưng mức tăng trưởng lại chỉ đạt 1% so với năm trước. Ngược lại, kênh bán hàng hiện đại với đại diện là các siêu thị, cửa hàng tiện lợi chỉ có thị phần đạt xấp xỉ 20% nhưng mức tăng trưởng lại lên đến 11%. Có thể thấy, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang có sự dịch chuyển sang các dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng hơn.vinmart+

Chuỗi siêu thị Vinmart+ với hơn 1.300 cửa hàng trên toàn quốc

Các nhà bán lẻ nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và nguồn tài chính lớn, chủ yếu tập trung xây dựng cửa hàng và dịch vụ ở các thành phố lớn nên chỉ nắm một thị phần nhỏ. Ngược lại các doanh nghiệp nội địa lại mở rộng quy mô ở các khu vực thành thị và nông thôn nên vẫn chiếm phần lớn thị trường. Chuỗi Vinmart+ hiện đang dẫn đầu với hơn 1.300 cửa hàng trên toàn quốc.

Phương hướng phát triển của các chuỗi siêu thị mini

Cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam,  các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi trong nước hay nước ngoài đều có những chiến lược thu hút khách hàng khác nhau với từng phân khúc và các dịch vụ tiện lợi hấp dẫn riêng.

Các thương hiệu nước ngoài như Circle K, 7-Eleven,... đều hướng đến nhóm khách hàng là những người trẻ, có thu nhập ổn định và ưa thích sự nhanh gọn. Với Circle K, ngoài nơi trưng bày sản phẩm, mỗi cửa hàng lại có thêm một khu vực riêng như một căng tin để khách hàng có thể ngồi lại. Đáp ứng nhu cầu ăn uống tiện lợi khi tụ tập, Circle K còn phục vụ thêm các loại đồ ăn như bánh bao, cơm hộp, xúc xích,...7-eleven

7-Eleven phục vụ đồ ăn nhanh cho khách hàng

Cũng cùng chung ý tưởng bán thêm đồ ăn giữ chân khách hàng, 7-Eleven lại có cách thể hiện khác. Chuỗi cửa hàng đã làm việc với nhiều nhà cung cấp trong nước để phục vụ các món ăn tươi như cháo, trứng cút lộn,... mang đậm hương vị Việt Nam. Với hướng đi này, 7-Eleven đang định vị bản thân là chuỗi cửa hàng tiện lợi cung cấp đồ ăn nhanh, gần gũi và đảm bảo an toàn.

Chuỗi cửa hàng của Vinmart+ có số lượng và độ phủ lớn lại nhắm vào nhu cầu muốn sử dụng thực phẩm tươi sống hơn đồ đông lạnh của người Việt. Kết hợp với hệ sinh thái sẵn có của tập đoàn VinGroup, Vinmart+ đã thêm các loại thực phẩm tươi sống như thịt tươi, rau củ sạch vào trong danh sách sản phẩm của mình.

Phát triển cửa hàng tạp hóa truyền thống trong thời đại mới

Năm 2018, đánh dấu một giai đoạn phát triển chóng mặt của các chuỗi cửa hàng tiện lợi hay siêu thị mini đến từ cả thương hiệu nội địa và nước ngoài. Tuy nhiên, những cửa hàng này đã có thể thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng hay chưa? Người tiêu dùng liệu đã quay lưng với các tạp hóa truyền thống? Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển của những cửa hàng tạp hóa.

Để cạnh tranh được với cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, người chủ cửa hàng cần hiểu rõ những ưu điểm của mình để khai thác và nhược điểm để tìm cách khắc phục.

Phân tích ưu điểm cửa hàng tạp hóa truyền thống

Về ưu điểm, chúng ta có thể nhanh chóng nhận thấy 96% gia đình người Việt sở hữu ít nhất một chiếc xe máy trong nhà. Chính vì vậy, thói quen mua sắm là thường không muốn đỗ quá lâu, chỉ chọn một vài món nhỏ lẻ rồi đi. Với các cửa hàng truyền thống lấy hàng và giao tận tay thì đây chính là một dịch vụ tiện lợi.Thói quen mua sắm của người Việt

Thói quen mua sắm nhanh chóng của người Việt

Tạp hóa truyền thống cũng thường có khách hàng thân thiết là người dân sống trong cùng khu vực. Do nắm vững thói quen, chủ cửa hàng có thể nhanh chóng cung cấp những sản phẩm cần thiết không cần đợi người mua hàng yêu cầu. Ngoài ra các cửa hàng cũng cho phép người mua lấy hàng trước, trả tiền sau hoặc thanh toán một phần. Điều này các cửa hàng tiện lợi, siêu thị không thể làm được.

Những nhược điểm cần được khắc phục ngay

Tuy nhiên cửa hàng tạp hóa đều có nhược điểm chung là thường có sản phẩm, nguồn hàng giống hệt nhau. Chính vì vậy, người tiêu dùng chỉ tập trung so sánh về giá, khiến việc cạnh tranh càng trở lên khốc liệt.

Cửa hàng tạp hóa thường mở tự phát nên ít khách hàng, doanh thu chủ yếu đến từ người dân ở khu vực lân cận hay người đi đường. Phần lớn cửa hàng chỉ kinh doanh theo thói quen hay sao chép từ người khác, chính vì vậy thường không nắm bắt được xu hướng thị trường.

Cuối cùng, phần lớn cửa hàng tạp hóa hiện nay đều quản lý bằng sổ sách thủ công. Việc này khiến người chủ không biết được đâu mặt hàng nào đang bán chạy, sản phẩm nào đang còn tồn nhiều,... để có kế hoạch điều chỉnh.

Cửa hàng tạp hóa cần khắc phục nhược điểm của mình bằng cách cắt giảm đi các chi phí không cần thiết. Việc lựa chọn hàng hóa, nguồn hàng bên cạnh việc đảm bảo chất lượng còn phải có sự khác biệt, có tính cạnh tranh hơn.Phần mềm quản lý bán hàng tiện lợi

Sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng ở cửa hàng tạp hóa

Để hoạt động hiệu quả, các cửa hàng còn cần nâng cao chất lượng phục vụ, quản lý của mình theo hướng nhanh chóng, chuyên nghiệp. Ứng dụng công nghệ vào việc kinh doanh, cụ thể là Phần mềm quản lý bán hàng là giải pháp được nhiều cửa hàng tạp hóa lựa chọn.

- Quản lý tài chính rõ ràng, thông tin minh bạch

- Nắm rõ thông tin sản phẩm, kiểm soát tồn kho

- Rút gọn quy trình, xử lý công việc chuyên nghiệp

- Xây dựng nhóm khách hàng trung thành từ dự liệu mua sắm

Có thể nói, phần mềm quản lý bán hàng với những tính năng thông minh chính là công cụ đắc lực hỗ trợ cửa hàng tạp hóa truyền thống cạnh tranh với các siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi trong thời đại mới.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.