Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnPhần mềm quản lý bán hàng miễn phí - Quản lý cửa hàng với chi phí 0 đồng thì còn gì bằng. Tuy nhiên, “ở đời, chả ai cho không bạn cái gì cả!” và phần mềm quản lý bán hàng miễn phí cũng vậy. Cái giá cho hai chữ “miễn phí” này đôi khi còn đau thương và phiền nhiễu hơn nhiều. Nếu bạn không muốn “trả phí” cho các sự cố mà phần mềm miễn phí gây ra thì hãy đọc ngay bài viết sau.
Nếu chọn phần mềm miễn phí, khi mới sử dụng bạn sẽ không mất bất cứ chi phí gì nhưng trong quá trình sử dụng bạn sẽ phải “trả phí” vì những sự cố khi sử dụng.
Các phần mềm miễn phí có thể đã bị “nhúng” keylogger đánh cắp mật khẩu hoặc bị lây nhiễm vi-rút vào bộ cài. Điều này có thể khiến cho các dữ liệu như mật khẩu, tài khoản cá nhân, các loại thẻ thanh toán,... bị đánh cắp bất cứ lúc nào. Các số liệu về doanh thu, giá vốn, nơi nhập hàng cũng bị rò rỉ khi bị hacker xâm nhập vào hệ thống.
Bạn sẽ tốn chi phí sửa chữa máy đồng thời vẫn luôn hiện hữu nỗi lo thông tin bị mất hoặc đánh cắp khi dùng phần mềm bán hàng miễn phí.
Các phần mềm quản lý bán hàng miễn phí thường chỉ miễn phí trong một giới hạn nhất định về số lượng giao dịch, sau đó bạn sẽ cần nâng cấp lên tài khoản trả phí để tiếp tục sử dụng nếu không tài khoản của bạn sẽ bị đóng băng và có nguy cơ mất hết các dữ liệu cũ.
Không chỉ vậy, tính năng trên các phần mềm miễn phí thường hạn chế, không đáp ứng được tất cả các nhu cầu của hoạt động kinh doanh. Nếu muốn mở thêm các tính năng, người dùng phải trả phí để mua thêm nó.
Điều này khiến bạn như bị lừa bởi cái mác miễn phí được đem ra để tiếp thị.
Khi phần mềm bán hàng gặp sự cố về kỹ thuật hoặc mất dữ liệu, nếu bạn sử dụng phần mềm miễn phí thì dù bạn có tìm mọi cách để liên lạc với bên phát hành thì cũng sẽ không có trách nhiệm phải hỗ trợ bạn.
Hầu hết các phần mềm bán hàng miễn phí đều không được các tổ chức hay công ty nào có bộ phận chuyên giải quyết các sự cố này.
Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất 2020
Sau khi đã thấm đẫm sự “đau thương” vì phần mềm quản lý bán hàng miễn phí thì đây chính là lúc bạn đứng lên và tìm cách khắc phục những sự cố đã xảy ra. Cách nhanh nhất đó chính là tìm đến những phần mềm trả phí, công cụ giúp bạn khắc phục tất cả những nhược điểm của phần mềm miễn phí và còn có thêm rất nhiều tiện ích cho việc kinh doanh của bạn.
Hiện nay, KiotViet là phần mềm quản lý bán hàng trả phí đứng đầu trên thị trường về chất lượng và tính năng. Bảng so sánh dưới đây sẽ xóa bỏ những e ngại nếu như bạn vẫn còn những nghi ngờ về KiotViet.
Đem chi phí sử dụng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet so với các chi phí khác của cửa hàng thì nó thật sự rất nhỏ nhoi. Chỉ với 6.000đ/ngày nhưng hiệu quả sử dụng phần mềm mang lại thì hoàn toàn vượt xa phần chi phí này. Với giao diện đơn giản dễ dùng, bạn sẽ sớm làm quen và thành thạo trong việc quản lý.
KiotViet đã giúp cho việc quản lý của hơn 100.000 nghìn khách hàng hiệu quả và giảm thất thoát trong khi kinh doanh với các tính năng như:
Mọi giao dịch bán hàng sẽ được quản lý chặt chẽ, chi tiết đến từng món hàng, ngày giờ bán, người bán và được lưu trữ lại trên hệ thống.
Việc đổi - trả hàng sẽ đơn giản hơn khi bạn có thể trực tiếp đối trả theo hóa đơn đã xuất ra từ giao dịch trước đó. Hỗ trợ thực hiện nhiều giao dịch một lúc trên nhiều thiết bị và nhiều đối tượng cùng thực hiện.
Sẽ đơn giản hơn nhiều nếu hàng hóa được quản lý theo danh mục, số lượng, đặc tính và vị trí trong kho hàng. Việc này sẽ làm giảm thời gian tìm kiếm cũng như thất thoát hàng hóa trong cửa hàng.
Nếu mặt hàng đó có số lượng vượt ngưỡng tồn kho bạn đặt ra, hệ thống sẽ ngay lập tức gửi thông báo để bán có kế hoạch điều chỉnh.
Việc kiểm kho khi sử dụng KiotViet cũng tốn ít thời gian hơn do tất cả các thông tin bạn cần biết đều đã lưu trữ trên hệ thống chỉ cần đối chiếu với số lượng, chất lượng thực tế là đã hoàn thành việc kiểm kho.
Dòng tiền của cửa hàng được hiểu đơn giản là những khoản thu - chi, công nợ trong cửa hàng. Đây là yếu tố quan trọng để xác định lãi/ lỗ của hoạt động kinh doanh. Dòng tiền sẽ được quản lý thông qua các giao dịch và được tự động ghi lại trong báo cáo thông qua các mục:
- Sổ quỹ (Ghi lại các khoản thu - chi ngoài bán hàng và nhập hàng)
- Doanh thu
- Quản lý công nợ của nhà cung cấp, khách hàng
- Các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,...
Tự động xuất báo cáo theo nhu cầu của bạn, với các mẫu báo cáo đa dạng và cần thiết cho hoạt động kinh doanh của bạn:
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo khách hàng
- Báo cáo bán hàng
- Báo cáo hàng hóa
- Bán cáo theo kênh bán
- ...
Hiện nay KiotViet đang hỗ trợ các chủ cửa hàng dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng KiotViet trong 10 ngày. Hãy trải nghiệm ngay để nhận thấy hiệu quả khác biệt trong khâu quản lý cửa hàng.
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.