Tổng hợp mức chi phí hoa hồng khi đăng ký bán phòng khách sạn trên các kênh OTA

16/11/2024 10:36:16 Để lại bình luận

Hiện nay, xu hướng chọn đặt phòng lưu trú qua các app book khách sạn vì những ưu điểm như tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí,... đang ngày càng nở rộ. Chính vì thế, để không ngừng gia tăng lượng khách và doanh thu cho khách sạn của mình, những người kinh doanh cần nắm rõ mức phí chiết khấu của từng ứng dụng book phòng để có chiến lược đăng ký tham gia đúng đắn.

hoa-hong-OTA-02

Phí hoa hồng OTA là gì?

Phí hoa hồng OTA là cụm từ chỉ một khoản phí cụ thể, theo tỷ lệ % nhất định mà cơ sở kinh doanh lưu trú phải trả cho kênh OTA hợp tác tương ứng cho một lượt đặt phòng thành công trên kênh đó, theo thỏa thuận đã chốt từ trước.

Các kênh OTA khác nhau quy định mức phí hoa hồng cao - thấp khác nhau. Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cân nhắc số tiền phải bỏ ra so với doanh thu và giá trị nhận về khi liên kết bán phòng trên nền tảng đó để quyết định có bán phòng hay không.

Xem thêm: Quản Lý Khách Sạn Bằng Phần Mềm: Giải Quyết Bài Toán Nan Giải Của Phương Pháp Quản Lý Thủ Công

Phí hoa hồng OTA nào cao - thấp nhất hiện nay

Booking, Agoda, Expedia, Airbnb, Traveloka, VnTrip… là những kênh OTA được nhiều khách sạn, homestay hay cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nói chung tại Việt Nam tin tưởng lựa chọn. Dưới đây là các thông tin tổng hợp về biểu phí hoa hồng cho từng kênh OTA uy tín và phổ biến dành cho các chủ khách sạn tham khảo!

phi-hoa-hong-OTA

Các kênh OTA khác nhau quy định mức phí hoa hồng cao - thấp khác nhau

  • Booking: 15%
  • Agoda: 20% trở lên
  • Expedia: phổ biến ở mức 15-17%; tuy nhiên, có giai đoạn lên đến 25% cho các khách sạn 3 sao, phân khúc 4-5 sao có thể thỏa thuận mức phí thấp hơn
  • Airbnb: chỉ phải trả 3%, khách trọ sẽ share bớt và trả 6-12% tùy thời hạn lưu trú dài hay ngắn
  • Hotels.com: khoảng 15-18%
  • Traveloka: hiện không được công khai; tuy nhiên, nguồn tin nội bộ cho hay mức thu vào khoảng 15%
  • Mytour: linh hoạt, theo mức chiết khấu - tỷ lệ % theo thỏa thuận từ giá phòng bán được
  • Luxstay: tối đa là 15%
  • VnTrip: linh hoạt, theo thỏa thuận

Đặt phòng trực tuyến qua các kênh OTA có thật sự là giải pháp bán phòng tối ưu nhất và đem lại nhiều lợi ích nhất?

OTA hiện đang là một trong những kênh bán phòng trung gian hiệu quả nhất cho khách sạn. Các khách sạn khi hợp tác với OTA sẽ có sẵn một lượng khách hàng truy cập vào OTA biết đến mình và hỗ trợ du khách dễ dàng đặt phòng.

Ưu điểm của kênh trung gian OTA trong đặt phòng trực tuyến

  • Tiết kiệm chi phí quảng cáo online cho khách sạn: hợp tác với các trung gian OTA, hình ảnh của khách sạn có thể xuất hiện nhiều hơn, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Các trang trung gian sẽ tiến hành marketing ồ ạt để đạt mục tiêu.
  • Quản lý toàn bộ quá trình đặt phòng của khách hàng: OTA chỉ gửi các thông tin xác nhận đặt phòng cho khách sạn ở bước cuối cùng.
  • Khách hàng tìm kiếm được các khách sạn với chất lượng và giá cả hợp lý với các mức giá phù hợp với các chương trình khuyến mại.
  • Có sẵn một lượng khách hàng truy cập vào các trang OTA.

Nhược điểm của kênh trung gian OTA trong đặt phòng trực tuyến

  • Khách sạn phải chịu thêm mức phí hoa hồng ít nhất từ 15-20% trên mỗi lượt book cho các kênh OTA.
  • Quá lệ thuộc khách hàng vào các trang OTA, nếu các trang OTA gặp vấn đề thì lượng khách hàng của mình cũng sẽ ảnh hưởng.
  • Khách sạn chỉ được tạo các chương trình khuyến mại theo quy định của các trang OTA dẫn đến việc khách sạn không xây dựng được sự khác biệt.
  • Để có thể bán được phòng trên OTA, khách sạn nên có đội ngũ sale OTA, trên OTA có rất nhiều khách sạn tham gia, làm sao để du khách biết đến và book khách sạn của mình?

Xem thêm: Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Phòng Khách Sạn Phổ Biến

Có thể thấy, bán phòng trên các kênh OTA (Traveloka, Booking.com,..) là một cách hiệu quả để khách sạn tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu không có cách quản lý hiệu quả thì thông tin phòng sẽ bị chồng chéo, không thể kiểm soát, đặc biệt là làm bằng cách thủ công. Ví dụ như khi khách hàng đặt phòng trên 1 kênh OTA này thì khách sạn ngay lập tức phải cập nhật lại số phòng trên các kênh OTA còn lại. 

phi-hoa-hong-OTA

Bán phòng trên các kênh OTA là một cách hiệu quả để khách sạn tăng lợi nhuận

Thời đại công nghệ số, gần như mọi khách hàng đều hứng thú với việc tìm kiếm và trải nghiệm mọi thứ trên Internet, qua điện thoại hay các thiết bị thông minh. Tìm kiếm, tham khảo thông tin và đưa ra các quyết định đặt phòng khách sạn cũng tương tự bởi sự thuận tiện, nhanh chóng, đặc biệt là giá rẻ, thậm chí có thể săn deal hay voucher giảm giá… Chính vì vậy, việc đăng ký bán phòng khách sạn trên các kênh OTA đang là lựa chọn phổ biến của hầu hết những người kinh doanh trong ngành khách sạn.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.