Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnThời gian gần đây những chuỗi thương hiệu nhượng quyền liên tiếp được mở ra, gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng kinh doanh. Trong đó phải kể đến Cafe Ông Bầu, Sữa chua trân châu Hạ Long hay Kem dừa Côn Đảo…Vậy kinh doanh nhượng quyền thương hiệu dễ hay khó, tốt hay không tốt? Muốn bắt đầu kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền cần chuẩn bị những gì? Tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
--- Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet chia sẻ đến bạn kiến thức hữu ích ---
Tuy “nhượng quyền thương hiệu” đang là một từ khóa rất “hot”, người người nhà nhà thi nhau kinh doanh dưới hình thức này nhưng không phải ai cũng phù hợp với hình thức nhượng quyền.
1.1.1.Thương hiệu đã được định hình trên thị trường
Phần lớn các thương hiệu có hình thức kinh doanh nhượng quyền là khi cửa hàng gốc của thương hiệu đó đã có tiếng vang, ghi được dấu ấn trong lòng khách hàng và có số lượng khách hàng trung thành nhất định. Bởi khi đó, việc nhượng quyền mới có giá trị.
Do vậy, nếu bạn kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu, bạn hoàn toàn không cần lo lắng việc khách hàng có biết đến mình hay không, làm thế nào để tên thương hiệu của mình có chỗ đứng...mà chỉ cần tập trung kinh doanh và quản lý sao cho hiệu quả.
1.1.2. Đảm bảo 100% chất lượng
Khi một thương hiệu quyết định nhượng quyền, thì mọi cửa hàng nhượng quyền sẽ được thương hiệu “mẹ” giám sát vô cùng chặt chẽ về mặt chất lượng. Toàn bộ công thức pha chế, quy trình quản lý, thuê mướn nhân viên… đều sẽ được đồng bộ 100% giữa tất cả các chi nhánh nhượng quyền. Vì vậy người mới kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng có thể dễ dàng kinh doanh dưới hình thức này.
1.1.3. Hỗ trợ tối đa từ chủ nhượng quyền
Với việc kinh doanh nhượng quyền, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề trang trí, marketing hay nghĩ ý tưởng quảng cáo cho quán. Bởi tất cả những điều này sẽ được chủ nhượng quyền hỗ trợ tối đa. Do đó, kinh doanh nhượng quyền thực sự khác dễ dàng trong khâu quản lý và vận hành quán.
Hàng loạt chuỗi cafe nhượng quyền/ Trà chanh, trà chữa nhượng quyền đang sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng này để quản lý
Tuy kinh doanh nhượng quyền thương hiệu rất dễ dàng, nhất và với những người mới khởi nghiệp nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn & rủi ro nhất định.
1.2.1. Thiếu sự sáng tạo, không ghi được dấu ấn cá nhân
Khi nhận nhượng quyền thương hiệu, như đã phân tích ở trên thì 100% phong cách thiết kế, các chiến dịch truyền thông hay menu quán sẽ được chủ nhượng quyền quyết định. Bạn không thể tự do sáng tạo phong cách mới, đưa ra đồ uống mới khi có ý tưởng để thu hút khách hơn...Điều này khiến nhiều chủ shop có thể cảm thấy khó chịu và bị áp đặt, không có sự tự do như khi mở quán riêng.
1.2.2. Rủi ro kinh doanh chuỗi
Bạn phải hiểu, khi bạn quyết định kinh doanh nhượng quyền nghĩa là bạn đã trở thành một mắt xích nhỏ của thương hiệu đó. Như vậy, nếu thương hiệu kinh doanh tốt thì không sao, nhưng chỉ cần thương hiệu “mẹ” không may dính “phốt” nguyên liệu hết hạn, nhân viên không tốt…thì chắc chắn quán của bạn bị ảnh hưởng rất xấu, thậm chí bị khách hàng tẩy chay.
1.2.3. Cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền
Nếu thương hiệu nhượng quyền có quá nhiều cửa hàng con, thì vô hình chung đó lại trở thành đối thủ của bạn. Bởi thông thường chủ nhượng quyền sẽ đề ra doanh thu với từng cửa hàng mà nếu đạt được thì quán đó sẽ được giảm chi phí hợp đồng.
Như vậy, nhượng quyền thương hiệu sẽ chỉ thực sự phù hợp khi bạn muốn kinh doanh an nhàn mà không cần phải xây dựng quy trình bán hàng, quản lý,...cũng như không muốn tốn quá nhiều thời gian cho khâu thiết kế, marketing.
Với nhượng quyền thương hiệu, bạn dễ dàng bắt đầu kinh doanh với nhiều sự trợ giúp của thương hiệu “mẹ”, và việc duy nhất bạn cần làm là quản lý bán hàng sao cho hiệu quả.
Xem thêm: Kinh doanh nhượng quyền - Con đường có "trải dài hoa hồng"
Hàng loạt cửa hàng nhượng quyền đang sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng trong quản lý chuỗi, quản lý hệ thống. Với app quản lý bán hàng này thì bạn có thể dễ dàng nắm được:
+ Doanh thu, lợi nhuận chính xác tại bất kỳ thời điểm nào
+ Nắm rõ lượng hàng tồn kho, hàng nhập, hàng xuất
+ Được cảnh báo hàng hóa sắp hết hạn để ưu tiên sử dụng trước
+ Định lượng được nguyên liệu đầu vào cho từng sản phẩm thành phẩm, ngăn chặn rút lõi
+ Quản lý được toàn bộ chi nhánh, cửa hàng nhượng quyền dễ dàng trên 1 chiếc điện thoại di động
Bạn có biết: Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet hiện đang có chương trình Dùng Thử HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ không? Hãy đăng ký ngay để được trải nghiệm và hỗ trợ nhiệt tình
Tùy độ "hot" của thương hiệu đó trên thị trường để quyết định mức vốn mà chủ shop phải chi trả cho việc nhượng quyền thương hiệu. Hãy cùng xem với mức vốn 200 triệu bạn cần làm những công việc gì để có thể có một cửa hàng riêng cho mình.
Điều đầu tiên bạn cần làm trước khi quyết định kinh doanh chính là nghiên cứu và phân tích thị trường để lựa chọn thương hiệu phù hợp. Để làm tốt điều này, bạn cần biết mình muốn kinh doanh trong lĩnh vực gì, cafe, kem, nước ép hay trà sữa…?
Sau đó, bạn lựa chọn 1 thương hiệu uy tín và đảm bảo thương hiệu đó phải còn độ “hot” trên thị trường. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng, tra cứu thật nhiều thông tin về nhãn hàng và thủ tục làm nhượng quyền trước khi quyết định kinh doanh dưới hình thức này.
Với mức vốn khoảng 200 triệu bạn có thể lựa chọn một số thương hiệu nước uống như trà chanh, phở, quán ăn,..bởi những hình thức cửa hàng này không tốn quá nhiều tiền trong việc decor trang trí cửa hàng hay chi phí nguyên vật liệu.
Nếu bạn lựa chọn quán trà sữa, nhà hàng ăn nổi tiếng, phí nhượng quyền thương hiệu có thể lên tới 600-800 triệu, tiền set up cửa hàng phải lên tới hàng tỷ đồng.
Kinh doanh gì thì cũng cần vốn, nhưng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thì bạn cần có tiềm lực vốn lớn hơn bởi chi phí nhượng quyền không hề rẻ. Chưa kể đến chi phí duy trì hợp đồng mỗi tháng cũng không ít, do đó để có thể kinh doanh lâu dài và bền vững thì nguồn vốn mạnh là điều cần đảm bảo.
Dưới đây là một số chi phí cần chuẩn bị:
- Chi phí nhượng quyền thương hiệu
- Chi phí thuê mặt bằng, set up cửa hàng
- Chi phí nguyên vật liệu, thiết bị cho cửa hàng, quán ăn, quán trà sữa,..
- Chi phí thuê nhân viên
- Chi phí dự phòng để chi tiêu các việc phát sinh
Cuối cùng, trước khi quyết định kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thì bạn cần nghiên cứu và lựa chọn mặt bằng kinh doanh kỹ càng. Bởi việc kinh doanh có hiệu quả và thuận lợi hay không thì không chỉ do thương hiệu quyết định, mà địa điểm cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn lăn tăn vấn đề này, có thể xin từ phía chủ nhượng quyền để đưa ra được quyết định đúng đắn.
Với mức vốn khoảng 200 triệu bạn chỉ có thể lựa chọn mặt bằng trong ngõ nếu ở thành phố hoặc nếu mở ở tỉnh hoặc thị trấn có thể sẽ mở rộng được nhiều cơ hội lựa chọn hơn do mức phí thuê mặt bằng ở quê chưa cao.
Trên đây là những phân tích về ưu - nhược điểm của hình thức nhượng quyền thương hiệu và một số điều cần chuẩn bị để bắt đầu kinh doanh dưới hình thức này. Hi vọng các bạn sẽ đưa ra được quyết định phù hợp nhất cho mình và kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thành công.
29/12/2021 16:36:37
04/06/2021 18:30:58
13/04/2023 09:13:57
16/05/2024 16:39:17
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.