Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnTrong kinh doanh bán lẻ, nợ có thể được hiểu là một khoản vay tài sản hoặc mua một mặt hàng trước khi có đủ số tiền để trả cho mặt hàng đó. Giống như các giao dịch khác, việc hình thành một khoản nợ phải thông qua thỏa thuận giữa 2 bên về phương thức thanh toán, ngày thanh toán. Với các cửa hàng, các đối tượng nợ thường sẽ là khách hàng và nhà cung cấp.
Việc khách đến mua hàng nhưng không mang đủ tiền trả vẫn thường xảy ra. Khi đó, ta vẫn hay thường được nghe những cụm từ quen thuộc như “bán chịu” hay “ghi sổ”, đó đều là các cách gọi khác của nợ. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành là có nhiều khách lẻ, đến mua hàng một lần và không quay lại, nên việc chấp nhận ghi nợ thường chỉ dành cho các khách hàng quen thuộc hay đến mua hàng tại cửa hàng.
Trong trường hợp cửa hàng không có tiền trả lại cho khách, nhiều cửa hàng lựa chọn phương án cộng tiền vào tài khoản khách hàng và số tiền đó cũng được lưu vào tài khoản nợ của khách dưới dạng số âm với ý nghĩa rằng đó là số tiền cửa hàng nợ của khách. Bạn có thể thanh toán nợ của khách hàng bằng nhiều cách như thanh toán trực tiếp trên tài khoản khách hàng hoặc điều chỉnh giá bán của hàng hóa khi khách mua hàng lần sau.
Xem thêm: Quản lý nợ cần thu từ khách hàng
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với nhà cung cấp, chỉ có điều lần này các chủ cửa hàng đóng vai khách hàng. Khi bạn nhập hàng từ nhà cung cấp và chưa có đủ số tiền để thanh toán, họ vẫn sẽ chấp nhận bán hàng cho bạn với điều kiện số tiền nợ phải được thanh toán trong một thời gian nhất định, đòi hỏi cửa hàng của bạn phải kinh doanh hiệu quả để trả được số dư nợ đó.
Xem thêm: Quản lý nợ cần trả nhà cung cấp
Nếu như trước đây, mỗi lần khách hàng “mua chịu” của bạn hoặc bạn nợ tiền của nhà cung cấp, tất cả các khoản nợ đó đều được “ghi sổ” một cách thủ công và tốn nhiều thời gian thì giờ đây, các phần mềm quản lý bán hàng cho phép bản quản lý các khoản nợ đó một cách dễ dàng và nhanh chóng. Theo dõi sát sao các hóa đơn giao dịch, thông tin khách hàng, nhà cung cấp giúp cho bạn luôn để mắt đến các khoản nợ thay vì phải lật từng trang giấy.
Ảnh: thông tin dư nợ khách hàng từ KiotViet
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.