Xu hướng & hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm 2024

19/12/2023 17:44:08 Để lại bình luận

Hành vi và nhu cầu mua sắm của khách hàng đã thay đổi bởi tác động của đại dịch Covid 19 và suy thoái kinh tế thế giới. Vậy khoảng thời gian cuối năm 2023 và đầu năm 2024, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng thay đổi như thế nào? Cập nhật ngay trong bài viết dưới đây. 

Xu huong hanh vi cua nguoi tieu dung 2024

Tiêu dùng xanh, bền vững 

Nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đã có nhiều chuyển biến rõ rệt khi 80% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Do đó, năm 2024, thị trường các sản phẩm xanh như rau củ quả hữu cơ, đồ ăn chay, bảo quản sinh học, năng lượng tái tạo… sẽ có nhiều cơ hội phát triển và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

tieu dung xanh

Trải nghiệm mua sắm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

Đây là xu hướng tiêu dùng ứng dụng công nghệ cao để mang lại trải nghiệm mua sắm mới lạ, thuận tiện và cá nhân hóa cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng tham gia trải nghiệm mua sắm ảo, nơi họ có thể thử sản phẩm, tương tác với người bán và người tiêu dùng khác thông qua các ứng dụng, nền tảng trực tuyến.

Các sản phẩm, dịch vụ dành cho người cao tuổi

Theo báo cáo của UNFPA (Tổ chức về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của Liên Hợp Quốc), Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Do vậy, năm 2024, thị trường các sản phẩm và dịch vụ dành cho người cao tuổi được kỳ vọng có nhiều đổi mới và phong phú hơn theo hướng an toàn, tiện ích. Người tiêu dùng cũng rất mong muốn thị trường có thể cung cấp nhiều hơn các sản phẩm, thực phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng. 

Thương mại điện tử và trải nghiệm mua sắm online

Thương mại điện tử vẫn là kênh mua sắm được ưa chuộng trong năm 2024 với nhiều cải thiện để gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Người tiêu dùng đã xây dựng thói quen mua sắm online để tiết kiệm thời gian và nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt, giảm giá sâu hơn kể cả trong những ngày hội sale lớn và những ngày bình thường. 

Xem thêm: Xu hướng kinh doanh trên sàn TMĐT năm 2024. Top 5 ngành hàng bán chạy nhất

Hoạt động mua sắm phát trực tiếp tương tác theo thời gian thực 

Hoạt động phát trực tiếp (livestream) trên các nền tảng mạng xã hội từ Facebook, Instagram đến TikTok đều thu về kết quả tích cực với số lượng đơn hàng và doanh thu khủng. So với việc mua hàng bằng hình ảnh, mua hàng trực tiếp theo thời gian thực khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng và thích thú hơn với nhiều khuyến mãi độc quyền chỉ có trong phiên livestream. 

live stream ban hang

Dữ liệu lớn và phân tích chuyên sâu hành vi của người tiêu dùng

Các thương hiệu, nhẫn hàng đã và đang sử dụng dữ liệu phân tích thông minh để khám phá những cách mới và hiểu hơn về hành vi, thói quen  mua sắm của người tiêu dùng. Các báo cáo phân tích thông qua dữ liệu mua hàng sẽ giúp các chủ kinh doanh có chiến lược đẩy sản phẩm, dịch vụ phù hợp hơn. 
Nhằm hỗ trợ các gian hàng nắm bắt nhanh thị hiếu tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua các số liệu về bán hàng, hàng hóa, khách hàng, tài chính, phần mềm quản lý bán hàng KiotViet ra mắt tính năng Phân tích thông minh. 
Phân tích bán hàng giúp theo dõi các thông tin xoay quanh hoạt động bán hàng của cửa hàng, tình trạng của các đơn hàng phát sinh và trả hàng trong khoảng thời gian và chi nhánh nhất định. Chủ cửa hàng có thể nắm bắt được xu hướng kinh doanh theo các yếu tố khác nhau như: hàng hóa, tồn kho, doanh thu theo kênh bán, theo người bán, theo chi nhánh,... từ đây biết được điểm bất thường trong quá trình kinh doanh để đưa ra phương án cải tiến kịp thời.

phan tich thong minh

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng phân tích thông minh trên KiotViet

Influencer Marketing tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Xu hướng sử dụng KOL, KOC để quảng cáo sản phẩm đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Trong năm 2024 tới đây, vẫn là thời kỳ phát triển đỉnh cao của hoạt động này với những mục đích giúp thương hiệu: Tạo niềm tin và gia tăng nhận thức về dịch vụ, sản phẩm, Gắn kết cảm xúc giữa thương hiệu và người tiêu dùng và tạo ra nhiều tương tác từ đó chuyển đổi từ người xem thành khách hàng dễ dàng hơn. 

Sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để nghiên cứu sản phẩm

Theo Globalwebindex, 54% người sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu sản phẩm thuộc nhu cầu của họ trước khi tiến hành mua sắm trực tiếp hay trực tuyến. Ví dụ cụ thể, hành trình mua hàng sẽ bắt đầu từ việc khách hàng nhìn thấy hoặc nảy sinh nhu cầu mua sản phẩm, sau đó họ sẽ tìm hiểu về sản phẩm đó qua các kênh cung cấp thông tin phổ biến như Google, trang Fanpage của thương hiệu. Tiếp đến họ sẽ tìm kiếm những review của khách hàng đã từng mua sản phẩm, so sánh giữa các thương hiệu và lựa chọn mua những thương hiệu được review tốt nhất. Chính vì vậy, các thương hiệu cần tập trung xây dựng hình ảnh của mình trên mạng xã hội đủ chất lượng để tối ưu tỷ lệ mua hàng. 

Xem thêm: Tết 2024 nên bán gì? 15 mặt hàng kinh doanh thu lợi nhuận khủng

Thanh toán không tiền mặt, không tiếp xúc

Thanh toán không tiền mặt, thanh toán thẻ đã len lỏi vào mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, và trong đời sống hằng ngày. Có 94% người tiêu dùng tăng cường sử dụng ít nhất 1 thanh toán số trong năm qua, 54% người dân đã dùng mã QR để thanh toán, 76% người dân đã dùng công nghệ xác thực bằng sinh trắc học cho ít nhất 1 thanh toán; 89% người dân người dân liên kết tài khoản ngân hàng với các nền tảng khác để thanh toán hóa đơn. (Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ). Những công nghệ thanh toán mời như Soft POS thanh toán một chạm qua thẻ, quét mã QR, thanh toán qua ví điện tử,...đã trở nên quen thuộc và phổ biến hơn. Đây cũng chính là xu thế định hình thanh toán trong tương lai. 

thanh toan khong tien mat

Xem thêm: Thanh toán QR động trong kinh doanh - Công nghệ hiện đại giúp gia tăng doanh số bán hàng

Mua sắm có mục đích

Việc tạo ra ý nghĩa cho sản phẩm tiêu dùng cũng rất cần thiết. Người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm các sản phẩm lành mạnh hơn và có ý nghĩa hơn, ví dụ như thực phẩm, đồ uống và thực phẩm bổ sung có thành phần hữu cơ. Mua sắm các nhãn hàng địa phương hoặc được coi là thương hiệu địa phương cũng có thể đáp ứng mong muốn này của người tiêu dùng, và các doanh nghiệp mạnh trong nước dường như chiếm thị phần đáng kể. Do đó, phát triển những loại sản phẩm này có thể giúp đẩy mạnh tăng trưởng.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để nâng cao trải nghiệm khách hàng

Dự báo cho thấy, AI sẽ tiếp tục có ảnh hưởng sâu rộng vào năm 2024, từ ô tô tự lái và chẩn đoán chăm sóc sức khỏe đến tiếp thị cá nhân hóa và hệ thống nhà thông minh, tìm kiếm, tư vấn sản phẩm, cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa,... Học máy và học sâu sẽ thúc đẩy những tiến bộ trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên, giúp AI có khả năng đàm thoại và trực quan hơn từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng trên cả kênh offline & online.

cong nghe AI

Hi vọng những thông tin về xu hướng và hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong năm 2024 sẽ giúp các nhà kinh doanh xây dựng kế hoạch tiếp thị hiệu quả hơn. Theo dõi KiotViet để cập nhật thêm nhiêu thông tin hữu ích TẠI ĐÂY. 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.