Chọn nhóm ngành hàng để được tư vấn và hỗ trợ
Bán buôn, bán lẻ
Siêu thị, Thời trang, Điện máy, Mỹ phẩm...Ăn uống, giải trí
Quán cafe, Nhà hàng ăn uống, Karaoke...Salon
Hair Salon, Nails, Massage, Spa...Hotel
Nhà nghỉ, khách sạnTay ngang khởi nghiệp với tình yêu lịch sử - văn hóa dân tộc, Ngọc Hà - cô chủ shop GenZ đã từng bước “thêu” nên giấc mơ của riêng mình, biến từng đường kim mũi chỉ trở thành câu chuyện tự hào Việt Nam và bước đầu đạt được những thành công đáng nể.
Chào bạn. Mình được biết bạn từng theo học Khoa Du lịch, ĐH Văn hóa Hà Nội. Vậy lý do nào khiến bạn quyết định rẽ hướng khởi nghiệp kinh doanh áo thun thêu chủ đề Việt Nam?
Mình nghĩ là “nghề chọn người”. Mình yêu thích kinh doanh từ nhỏ, ngay từ những năm cấp II mình đã nhờ mẹ mở trang Facebook để tự bán những món đồ handmade. Túc tắc những món hàng nhỏ như vậy, cho đến khi tốt nghiệp đại học - mở “Em Yêu Nước” mình mới thực sự có một dự án khởi nghiệp chỉn chu - một đứa con tinh thần tinh thần chứa đựng nhiều tâm huyết và sự đầu tư nhất.
Ở trường đại học, mình học chuyên ngành lịch sử văn hóa. Mình nghĩ là tại sao không thử kết hợp kinh doanh với văn hóa, lịch sử. Từ ý tưởng đó, mình quyết định bán áo thêu chủ đề Việt Nam bởi tận dụng được tiềm năng của ngành may mặc, đồng thời lan tỏa được một nét đẹp văn hóa của dân tộc là nghề thêu.
Vậy thì họa tiết thêu chủ đề Việt Nam chính là USP (Unique Selling Point - Lợi thế bán hàng độc đáo) của thương hiệu “Em yêu nước”?
Đúng vậy, những chiếc áo “Em yêu nước” được thêu tỉ mỉ các họa tiết thể hiện tinh thần dân tộc và bản sắc Việt Nam như lá quốc kỳ, chiếc nón lá, chim Lạc. Nếu bạn tinh ý thì sẽ thấy, các họa tiết thêu sẽ sống động và có hồn hơn hình in rất nhiều.
Ngay cả việc thêu như thế nào cũng được nghiên cứu rất kĩ càng: tất cả họa tiết đều được mình phác thảo tay trước, rồi mới lên mẫu thêu bằng phần mềm, chỉnh từng nét chỉ, từng độ đậm nhạt để tạo hiệu ứng đánh khối, làm nổi hình, sống động như thật. Có khách nói nhìn sao vàng trên áo như đang rung rinh, có hồn lắm.
Bên cạnh đó áo thêu cũng có độ bền cao hơn áo in, phù hợp để khách hàng có thể mặc hàng ngày, cũng rất lịch sự để làm quà tặng.
Ngọc Hà ra mắt thương hiệu “Em yêu nước” từ khi nào? Khoảng thời gian bắt đầu chắc hẳn có nhiều cảm xúc đặc biệt, bạn còn nhớ điều gì nhất trong những ngày đầu tiên này không?
Tháng 8 năm ngoái, “Em yêu nước” chính thức ra mắt thị trường. Mình còn nhớ như in: cuối tháng ấy, mình tặng chiếc áo đầu tiên cho một chú TikToker chuyên làm nội dung lịch sử, người đã truyền cảm hứng cho mình rất nhiều. Sau khi xuất hiện trên kênh Tiktok của chú, những chiếc áo “Em yêu nước” được quan tâm và “cháy hàng” sát thềm Quốc khánh.
Không ngờ hiệu ứng đem lại lớn như vậy, mình thậm chí không có đủ hàng để trả cho khách trước 2/9. Tuy nhiên, mọi người vẫn đồng ý nhận hàng sau lễ và nói với mình rằng áo yêu nước mặc được hàng ngày, người Việt yêu nước từng giây phút chứ đâu chỉ riêng ngày lễ lớn. Chính những lời động viên của khách hàng đã truyền cho mình động lực và niềm tin vào dự án này.
Tuy không phải là thương hiệu áo thêu chủ đề Việt Nam đầu tiên, “Em yêu nước” đến nay đã được nhiều khách hàng biết đến và ủng hộ. Bạn có thể chia sẻ bí kíp của mình được không?
Bí kíp thì to tát quá ạ. Có lần, mình nhận được cuộc gọi từ một cô khách lớn tuổi. Cô nói: “Cô rất thích mấy chiếc áo của cháu nhưng không biết đặt hàng trên TikTok Shop!”. Mình liền xin số Zalo, gửi mẫu từng chiếc áo để cô chọn cho dễ - cái gì tiện cho khách thì mình ưu tiên. Đến giờ nghĩ lại, mình vẫn thấy xúc động, vì dù không rành công nghệ, cô khách vẫn tìm cách ủng hộ tụi mình, nhờ vậy mà mình cũng tìm được cách để phục vụ được khách hàng.
Thực ra ngay từ đầu, mình đã định hướng xây dựng phong cách gần gũi, thân thiện cho shop. Mình coi khách hàng của “Em yêu nước” giống như bạn bè, anh chị em. Khác với cách tư vấn thông thường như xin thông tin rồi chốt đơn, mình trò chuyện với khách hàng như những người thân quen để tìm hiểu mong muốn và hỗ trợ tận tình. Hầu như mình là người trực tiếp nhắn tin cho khách hàng, đến khi khách quay lại thì mình đều nhớ sở thích của họ.
Bên cạnh đó, mình nghĩ rằng khách hàng yêu mến “Em yêu nước” và giúp shop “viral” vì cảm nhận được sự tâm huyết với văn hóa - lịch sử của chúng mình. Mọi người thấy được tinh thần của những người trẻ yêu nước và nhắn với mình rằng tinh thần ấy rất đáng quý, hãy cố gắng duy trì điều đó.
Những chiếc áo ‘Em yêu nước’ mang đậm tinh thần văn hóa, lịch sử Việt Nam và dường như điều này đã “chạm” đến trái tim của rất nhiều người. Hà có thể chia sẻ thêm về những vị khách đặc biệt mà mình từng gặp không?
Điều đặc biệt ở khách hàng của “Em yêu nước” là họ đều gặp nhau ở một điểm chung: tình yêu và sự trân quý dành cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. Trong số đó có rất nhiều anh chị người Việt đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài. Qua những cuộc trò chuyện, mình nhận ra rằng người Việt mình ở đâu cũng đều hướng về cội nguồn và muốn thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Không chỉ người Việt, điều khiến mình hạnh phúc hơn nữa là nhiều bạn bè quốc tế tại Việt Nam cũng đón nhận tinh thần ấy. Có những TikToker ngoại quốc chọn mặc áo của tụi mình khi lên video, chia sẻ câu chuyện Việt Nam theo góc nhìn của họ. Mình còn nhận được feedback của một bác người Anh khi được tặng chiếc áo “Em yêu nước” - đáng yêu vô cùng.
Ngọc Hà chia sẻ rằng “Em yêu nước” giống như một đứa trẻ may mắn sinh ra trong sự yêu thương đùm bọc của mọi người. Nhưng cũng giống như bất kỳ hành trình trưởng thành nào, những trở ngại là điều không thể tránh khỏi. Bạn có thể chia sẻ về những lần vấp ngã hay thử thách trong quá trình sản xuất, vận hành thương hiệu hay không?
Nói về những sai lầm hay khó khăn thì nhiều lắm, mình có được nếm đủ rồi . Lúc mới bắt tay sản xuất, vốn thì ít mà mình lại “đốt” một khoản khá lớn để mua phôi áo test chất vải, chọn xong mới phát hiện không dùng được. Máy thêu thì không dễ chiều: thêu mỗi họa tiết mất 10 - 15 phút, mà chỉ cần gãy kim, rối chỉ là phải làm lại từ đầu.
Khi bắt đầu có nhiều đơn hàng hơn, mình lại gặp thêm nhiều thử thách mới. Đơn cử, đơn hàng đầu tiên gửi đi Đài Loan thì bị mất trắng vì gặp phải đơn vị vận chuyển không uy tín, vừa có lỗi với khách vừa rất là tủi thân. Vận hành shop cũng khá chật vật: mình tự làm mọi việc, từ trả lời khách, theo dõi đơn, đến nhập kho nên không tránh khỏi thiếu hàng, giao sai đơn, không kiểm soát nổi lãi lỗ. Lúc đó chưa có phần mềm quản lý, mọi thứ làm thủ công nên cứ lỗi lặp lỗi. Quy trình sản xuất và giao hàng qua quá nhiều khâu, kéo dài thời gian và khiến tỉ lệ hủy đơn tăng cao. Nhưng có lẽ chính những cú trượt đó đã rèn cho mình bản lĩnh để không còn làm theo cảm tính, mà biết cách xây bài bản hơn từng bước một.
Vậy Ngọc Hà đã tiến hành những giải pháp nào sau những lần “trả học phí” nhớ đời phía trên?
Sau những va vấp đó, mình đã tỉnh táo hơn và hiểu rằng: muốn đi xa thì không thể làm kiểu cảm tính mãi được.
Mình nhận ra rằng một thương hiệu muốn phát triển bền vững thì cần được vận hành bài bản, chuyên nghiệp hơn. Sai ở đâu thì sửa ở đó. Ví dụ như quy trình trước đây là có đơn hàng thì mới bắt đầu sản xuất rõ ràng là chưa hợp lý - khách đâu có đợi lâu vậy được. Từ khi chuẩn hóa lại quy trình, chủ động hơn trong sản xuất, mọi thứ đã dần vào guồng ổn định hơn.
Bên cạnh đó, mình không còn quản lý công việc theo cách thủ công mà bắt đầu sử dụng phần mềm bán hàng KiotViet. Lợi ích đầu tiên mà mình thấy được là KiotViet giúp người bán quản lý tất cả đơn hàng từ mọi kênh bán. Hay trước đây phải chờ đến cuối tháng mới biết được doanh thu, bây giờ mỗi ngày mình đều có thể theo dõi báo cáo, xem sự tăng giảm đơn, biết được sản phẩm nào đang bán chạy hoặc sắp hết hàng. Từ đây, shop bắt đầu có định hướng, kinh doanh cũng “đều tay” hơn và trộm vía mình không còn phải làm mọi thứ một mình nữa rồi.
Từ trải nghiệm của Hà khi bắt đầu với 'Em yêu nước', chắc hẳn bạn đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá. Nếu có cơ hội chia sẻ với những bạn trẻ GenZ cũng đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp, bạn nghĩ họ nên chuẩn bị những gì để bắt đầu hành trình của mình một cách vững vàng?
Thực tế xung quanh mình có rất nhiều bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp nhưng còn chần chừ vì trở ngại tài chính. Theo mình nghĩ, rào cản này có thể được giải quyết, không có đủ vốn thì mình vay.
Đối với mình, điều kiện quan trọng để khởi nghiệp và chiếm đến 50% thành công là bản thân có ý tưởng và người đồng hành. Khi đã có ý tưởng hay, tìm được người cùng chí hướng thì chần chừ gì mà không khởi nghiệp.
Nếu bạn có 3 điều ước dành cho “Em yêu nước”, bạn sẽ dùng 3 điều ước này như thế nào?
Điều ước số 1: Mỗi ngày designer cho mình một mẫu thiết kế mới.
Điều ước số 2: Mình muốn tìm được xưởng sản xuất trong Hà Nội để có thể kiểm soát chất lượng dễ dàng hơn.
Điều ước số 3: Mình ước có thể hiện thực hóa mọi suy nghĩ, ý tưởng - cứ nghĩ được là làm được. Vì mình vốn là một người hay suy nghĩ, tâm hồn lại có phần mỏng manh nên ban đầu thường tự ti, trăn trở rất nhiều trước khi bắt tay vào bất cứ điều gì. Nhưng rồi mình nhận ra, sự tự tin không quan trọng bằng việc dám bắt đầu, cứ đi rồi sẽ đến.
Trong tương lai gần, bạn mong muốn “Em yêu nước” sẽ phát triển theo hướng như thế nào? Có điều gì bạn đang ấp ủ cho giai đoạn tiếp theo của “Em yêu nước”?
Mình mong muốn thương hiệu Em yêu nước sẽ mở rộng độ phủ hơn nữa, tận dụng sự lan tỏa của truyền thông để chúng mình có thể truyền tải được năng lượng tươi mới, thông điệp trân trọng lịch sử - văn hóa từ thế hệ trẻ đến với nhiều người. Ngoài ra, mình cũng đang nghiên cứu hướng đi để việc kinh doanh ít phụ thuộc vào những dịp lễ lớn, áo “Em yêu nước” sẽ được ưa chuộng trong cả cuộc sống hàng ngày.
Chúc cho “Em yêu nước” cùng cô chủ shop Ngọc Hà ngày một vững vàng, đón nhận nhiều hơn nữa tình yêu thương từ khách hàng trên hành trình thêu dệt những chiếc áo Việt Nam tự hào, trân quý!
11/05/2022 16:50:27
13/10/2022 13:58:19
13/10/2022 14:55:23
Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.
Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.
Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.